Nguồn lực dự trữ quốc gia được quản lý và sử dụng hiệu quảTheâydựngnguồnlựcdựtrữquốcgiacóquymôđủmạnhcơcấuhợplýnhận định twenteo lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), thời gian qua, ngành DTNN đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả, đúng pháp luật, Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (DTQG) đến năm 2020, bám sát các mục tiêu, định hướng của Nhà nước, Chính phủ, của ngành Tài chính. Hệ thống chính sách, pháp luật về DTQG được hoàn thiện ở khung pháp lý cao nhất là Luật DTQG số 22/2012/QH13 đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về DTQG. Giai đoạn vừa qua, được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, bố trí vốn nên lượng hàng DTQG đã tăng dần, với mức bình quân khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, bao gồm một số mặt hàng chiến lược thiết yếu, quan trọng. Việc tăng dần quy mô hàng DTQG đã góp phần tạo sự chủ động cho Chính phủ trong quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội của đất nước. Tiềm lực DTQG từng bước được tăng cường, củng cố; hàng hóa DTQG được bố trí trên các vùng kinh tế - xã hội và địa bàn chiến lược trên cả nước, đảm bảo chủ động, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng mục tiêu của DTQG và các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đến hết năm 2023, tổng mức DTQG tăng gấp gần 1,5 lần năm 2015 và gấp khoảng 2 lần so với năm 2010, góp phần tạo sự chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý, điều hành, xuất cấp, sử dụng hàng DTQG.
Nguồn lực DTQG được quản lý và sử dụng kịp thời, hiệu quả. Trong vòng 10 năm trở lại đây (từ 2013 đến 2023), Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) đã xuất cấp lượng hàng hóa trị giá trên 20.500 tỷ đồng, trong đó xuất cấp khoảng 1.418.000 tấn gạo, trị giá khoảng 14.800 tỷ đồng (khoảng 538.000 tấn gạo để cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; 820.000 tấn gạo để hỗ trợ học sinh ở khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các dự án trồng rừng và xuất 60.000 tấn gạo để cứu trợ, viện trợ) cùng nhiều mặt hàng vật tư, thiết bị cứu hộ cứu nạn khác; hàng quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, y tế. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính thực hiện xuất cấp tổng số 48.313 tấn gạo cho các địa phương; trị giá khoảng 642 tỷ đồng. Trong đó: hỗ trợ Tết Nguyên đán 10.401 tấn gạo; hỗ trợ giáp hạt đầu năm 2.336 tấn gạo; hỗ trợ học sinh 34.309 tấn gạo; hỗ trợ trồng rừng 1.267 tấn gạo cho tỉnh Thanh Hóa. Công tác quản lý DTQG tại các bộ, ngành trong những năm qua đã được tổ chức thực hiện tốt; bộ máy tổ chức quản lý DTQG được kiện toàn và phát triển; nguồn nhân lực được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cơ quan quản lý DTQG chuyên trách (Tổng cục DTNN) đã rà soát, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị đảm bảo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn; kết hợp phân định chức năng, nhiệm vụ gắn với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức cả về số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Việc quản lý chất lượng hàng DTQG và bảo quản hàng DTQG được quan tâm, tăng cường triển khai theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hệ thống kho DTQG từng bước được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp sửa chữa và thực hiện thuê kho bảo quản của các doanh nghiệp theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẵn sàng xuất cấp trong mọi tình hình huống đột xuất, cấp bách… Phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030Chiến lược phát triển DTQG là toàn bộ quá trình dự báo, hoạch định mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch dài hạn để đảm bảo hình thành nguồn lực DTQG bằng hiện vật đủ mạnh để sẵn sàng, chủ động đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Để định hướng cho toàn bộ hoạt động của ngành DTQG, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 305/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, với mục tiêu tổng quát: “Nâng cao hiệu quả quản lý, huy động sử dụng nguồn lực DTQG. Xây dựng lực lượng DTQG có quy mô đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, danh mục hàng chiến lược, thiết yếu để sẵn sàng, chủ động đáp ứng kịp thời, hiệu quả các mục tiêu DTQG và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”. Đề cập tới nội dung nguồn lực DTQG, chiến lược nêu rõ, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước chi cho DTQG và huy động các nguồn lực hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để tăng cường tiềm lực DTQG. Mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu đến năm 2030, lãnh đạo chính phủ yêu cầu, đến năm 2025 giữ mức lương thực dự trữ tồn kho cuối năm khoảng 250.000 tấn (quy gạo). Giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thực tế để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức mua tăng hàng năm phù hợp. Sử dụng lượng muối ăn tồn kho hiện nay để xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra hoặc xuất giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; trong giai đoạn tới không bố trí kế hoạch mua tăng, mua bù muối ăn. Đối với các mặt hàng phục vụ quốc phòng, an ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, tăng cường DTQG các mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại với mức bố trí kinh phí hàng năm tăng cao hơn mức bình quân của toàn ngành, đảm bảo yêu cầu tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh để chủ động, sẵn sàng cho nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, đến năm 2030 phấn đấu tăng dần mức DTQG lên khoảng 800 ngàn m3 đối với sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn đối với dầu thô, tương đương 15-20 ngày nhập ròng, trong đó: tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về quản lý xăng dầu DTQG; trên cơ sở đó, tăng dần mức DTQG phù hợp với hạ tầng phục vụ DTQG về xăng dầu.
|