【ltd bd c1】Cổ phần hóa DNNN: Nhiều vướng mắc trong định giá doanh nghiệp

  发布时间:2025-01-10 16:29:16   作者:玩站小弟   我要评论
Việc định giá tài sản DNNN phải đảm bảo không thất thoát vốn nhà nước và tốt cho doanh nghiệp.Với ch ltd bd c1。

dau khi

Việc định giá tài sản DNNN phải đảm bảo không thất thoát vốn nhà nước và tốt cho doanh nghiệp.

Với chủ đề: “Cơ hội cho các nhà đầu tư trong tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020”,ổphầnhóaDNNNNhiềuvướngmắctrongđịnhgiádoanhnghiệltd bd c1 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 2/12/2016.

Nhà đầu tư chưa tin tưởng vào định giá DN

Theo ông Hồ Sỹ Hùng – Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cổ phần hóa DNNN đang là câu chuyện rất thời sự của nền kinh tế. Đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong đó bao gồm đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, tạo dư địa cho khu vực kinh tế tư nhân đang rất được trông đợi sẽ tạo ra “cú hích” cho khu vực kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Thinh - Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, đang có nhiều rào cản đối với quá trình cổ phần hóa mà một trong số đó là việc định giá DN. Việc chưa áp dụng chuẩn mực quốc tế trong định giá khiến nhà đầu tư chưa có sự tin tưởng vào mức giá DN đưa ra. Hơn nữa, chất lượng thông tin đưa ra cho nhà đầu tư trong quá trình định giá chưa đầy đủ. Ngoài những thông tin về báo cáo tài chính, nhà đầu tư đòi hỏi phải có thông tin về pháp lý thậm chí là cả thông tin về phi tài chính cũng phải minh bạch.

“Khi quan sát quá trình cổ phần hóa, chúng tôi thấy, đối với DN lớn họ thuê tư vấn và định giá tốt hơn là các DN nhỏ. Các DN nhỏ do hạn chế trong việc thuê tư vấn để xác định giá DN nên sự thu hút trong cổ phần hóa còn yếu. Do đó, tôi cho rằng việc thuê được nhà tư vấn để định giá là rất quan trọng nhằm giảm chi phí cổ phần hóa, đảm bảo mục tiêu không thất thoát vốn nhà nước và làm tốt cho DN mình”.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Tổng giám đốc Stoxplus cho rằng, hiện vẫn còn những tồn tại khiến nhà đầu tư lo ngại như: Chất lượng tư vấn định giá, Chính phủ mở nhưng người làm tư vấn chưa “mở”, chi phí cổ phần hóa chỉ bị khống chế ở mức chung; quy trình chuyển từ DNNN sang mô hình cổ phần chưa làm tốt, tư vấn mới chỉ đi vào xử lý tồn tại mà chưa đi vào định giá.

Việc xác định giá trị, giá bán cổ phần các DNNN hiện cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng các nhà đầu tư có quyền tiếp cận minh bạch thông qua đấu giá, nhưng có ý kiến lo ngại giá chưa đạt yêu cầu sẽ gây thất thoát tài sản nhà nước.

Quan trọng nhất là minh bạch thông tin

Theo bình luận của luật sư Lê Nết – Công ty Luật LNT&Partnes, cách định giá theo tài sản hiện tại là bản thân người bán - chủ DN tự định giá DN mình. Tuy nhiên, nếu nhìn theo cách nhìn kinh tế luật thực tế phải là người mua định giá mới phù hợp và chính xác.

“Để người mua định giá thì phải tiến hành đấu giá, tuy nhiên, các DN hiện nay đang cổ phần hóa thành ra quên mất mục tiêu của mình. Thực chất chúng ta bán tài sản hoặc cho thuê tài sản không liên quan đến cổ phần, cổ phiếu nhưng chúng ta lại đang nhốt chung vào cổ phần hóa”, ông Lê Nết cho biết.

Theo ông Nết, ngay từ đầu DN phải xác định mục tiêu và thuê đơn vị tư vấn. Muốn cổ phần hóa nhanh thì có thể được nhưng bán giá tốt thì không thể nhanh được. Nếu DN quá yếu kém cần chuyển qua bán tài sản thay vì cổ phần hoá. Ngay cả cổ phần hóa hay bán tài sản cũng nên bán theo phương pháp bán đấu giá để tìm được những người quan tâm, để có mức giá tốt nhất.

Phát biểu về vấn đề này tại Diễn đàn, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là thông tin đưa ra chưa đầy đủ nên nhiều người mua xong mới biết “bị lầm”. Trách nhiệm này thuộc về DN, tư vấn và cơ quan giám sát. Việc xác định giá trị DN là xác định theo giá thị trường và có 8 phương pháp để lựa chọn. “Với các tư vấn quốc tế, chúng tôi rất khuyến khích DN thuê. Bởi để các công ty tư vấn định giá nước ngoài vào sẽ làm sôi động thị trường cổ phần hóa. Việc định giá là thông báo cơ bản cho nhà đầu tư biết giá trị của DN đó là bao nhiêu, còn sau đó là việc bán đấu giá theo đúng giá thị trường”, ông Đặng Quyết Tiến cho biết.

Theo TS Cấn Văn Lực, lâu nay, khâu định giá DN quá lâu, quá chậm và nhiều khi làm mất cơ hội của DN tại thời điểm đó. Đây là trách nhiệm của DN và bộ chủ quản nhưng lâu nay vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm về vấn đề này.

“Kỹ thuật trong định giá và bán cổ phần cần tạo được sự yên tâm và hấp dẫn nhà đầu tư. Trong đó, các phương pháp định giá cần mở rộng, cách thức làm cần đạt được chuẩn mực quốc tế, tư vấn phải gắn với hiệu quả khi cổ phần hóa và bán vốn nhà nước, đó là những điều cần thay đổi”, ông Hồ Sỹ Hùng kết luận.

D.A

相关文章

最新评论