Áp dụng các công cụ,áttriểnhệthốngtiêuchuẩnvàquychuẩnkỹthuậtchokinhtếtuầnhoàfrosinone – fiorentina chỉ tiêu đo lường đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện nay, kinh tế tuần hoàn còn được được xem là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Khái niệm kinh tế tuần hoàn hiện nay cũng được tiêu chuẩn hóa trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 14009:2020 là “Sự tiếp cận có hệ thống đến thiết kế các mô hình kinh doanh, cho phép quản lý bền vững các nguồn nguyên vật liệu trong sản phẩm”. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn hiện được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triền kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển.
Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn được cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường quy định cụ thể các chỉ tiêu xác định kinh tế tuần hoàn bao gồm: Năng suất tài nguyên; giảm thiểu việc tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch; kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm phát thải, rác thải ra môi trường và không gây tác động xấu đến môi trường. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.