搜索

【thứ hạng của sheriff tiraspol】Kinh tế khởi sắc tạo cơ hội việc làm cho 1,5 triệu lao động

发表于 2025-01-25 04:47:42 来源:Empire777
Thị trường lao động việc làm Hà Nội phục hồi mạnh mẽ Thị trường lao động tiếp tục phục hồi,ếkhởisắctạocơhộiviệclàmchotriệulaođộthứ hạng của sheriff tiraspol cơ cấu bền vững hơn 3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương CBCCVC Nhà nước quy định

Đây là thông tin ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết trong cuộc trao đổi với báo chí về tình hình thị trường lao động, việc làm.

PV:Trong 9 tháng đầu năm nay, có 163.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vì sao tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong 9 tháng đầu năm nay giảm không tương xứng với số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường, thưa ông?

Ông Phạm Hoài Nam:Nhìn số tương đối có thể giảm không nhiều, nhưng nếu nhìn vào số tuyệt đối hoàn toàn khác. Lao động có việc làm trong độ tuổi 9 tháng năm 2022 là 50,5 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm 2021. Lao động thiếu việc làm giảm 293 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, kinh tế khởi sắc trong 9 tháng năm nay đã tạo cơ hội có việc làm cho 1,5 triệu lao động, giảm tình trạng thiếu việc làm của 293 nghìn lao động. Điều đáng nói, việc doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 38,6% đã góp phần làm tăng số lao động có việc làm chính thức - là việc làm bền vững và được bảo vệ.

Phạm Hoài Nam

Ông Phạm Hoài Nam.

PV:Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm giảm mạnh trong quý III nhờ tốc độ tăng trưởng GDP cao. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã tăng lãi suất, room tín dụng được nới không đáng kể. Như vậy, doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn hơn, hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Tổng cục Thống kê nhận định thị trường lao động trong quý 4 sẽ ra sao?

Ông Phạm Hoài Nam:Thất nghiệp, thiếu việc làm giảm mạnh không phải nhờ tốc độ tăng trưởng GDP mà nhờ các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022 và đặc biệt là việc quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những nỗ lực này đã góp phần bình ổn và phục hồi thị trường lao động và từ đó giúp GDP tăng trưởng mạnh. Việc hạn chế room tín dụng cũng là một trong các chính sách quan trọng giúp kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống cho người lao động.

Về tình hình quý IV, kinh tế sẽ theo đà phát triển như hiện nay. Đây là dịp cuối năm, lễ, tết nên nên nhu cầu tiêu thụ trong nước và trên thế giới sẽ tăng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh và làm tăng nhu cầu lao động.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%. Điều này sẽ tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

người lao động
Thu nhập bình quân của người lao động tăng trong 9 tháng đầu năm

PV: Đại dịch khiến thu nhập của người lao động bị giảm trong năm 2020 và 2021. Vậy nếu với tốc độ tăng thu nhập bình quân như trước khi có đại dịch thì thu nhập bình quân của người lao động trong 9 tháng qua là bao nhiêu? Để cải thiện thu nhập của người lao động hơn nữa thì cần phải có những chính sách gì, thưa ông?

Ông Phạm Hoài Nam: Nếu giữ nguyên tốc độ tăng thu nhập bình quân 9 tháng 2019 so với 9 tháng 2018 thì thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 khoảng 6,1 triệu đồng/người/tháng; năm 2021 khoảng 6,2 triệu đồng/người/tháng và năm 2022 khoảng 6,4 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, số liệu thực tế về thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 là 5,86 triệu đồng/người/tháng, năm 2021 là 5,85 triệu đồng/người/tháng, năm 2022 là 6,6 triệu đồng/người/tháng.

Để cải thiện thu nhập của người dân hơn nữa, theo tôi trước hết cần thực hiện tăng mức tiền lương cơ sở của lao động làm công hưởng lương khối công chức, viên chức theo lộ trình điều chỉnh tăng lương định kỳ; đồng thời, chú trọng việc kiểm soát lạm phát, nhất là trong các tháng cuối năm khi Tết Nguyên đán đang tới; ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu,...

Bên cạnh đó, cần tiếp tục có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động để tiếp cận, đáp ứng được nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao, tái cấu trúc lại lao động phù hợp với xu hướng việc làm đang ngày càng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số,..

PV:Thu nhập của người lao động làm công, hưởng lương tăng 805 ngàn đồng/tháng trong 9 tháng đầu năm nay, nhưng trong số này không có lao động làm việc trong khu vực nhà nước do lương cơ sở không tăng kể từ 1/7/2019. Tại Kỳ họp thứ 4 khai mạc vào 20/10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét việc điều chỉnh lương cơ sở. Tổng cục Thống kê có quan điểm thế nào về việc điều chỉnh lương cơ sở?

Ông Phạm Hoài Nam:Chúng tôi đồng ý quan điểm cần điều chỉnh lương cơ sở theo lộ trình. Bởi hiện nay tiền lương trong khu vực công còn thấp, chưa bảo đảm nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình họ.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, đại diện Bộ Nội vụ cho biết từ năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, toàn quốc có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, trong đó có 16.400 lao động trong ngành giáo dục và 12.198 lao động trong ngành y tế.

Có nhiều nguyên nhân khiến số người lao động trong khu vực nhà nước nghỉ việc, trong đó có lý do chế độ chính sách tiền lương trong khu vực công còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Do đó, theo chúng tôi, đây là giải pháp cấp bách cần thực hiện. Tất nhiên, mức tăng như thế nào thì cần phải tính toán để đảm bảo cân đối nguồn lực ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu tăng lương cao mà để lạm phát cũng cao thì ý nghĩa sẽ không còn lớn.

PV:Xin cảm ơn ông!

300 nghìn lao động phi chính thức chuyển thành chính thức

Ông Phạm Hoài Nam cho biết, lao động có việc làm chính thức 9 tháng đầu năm 2022 là 17,2 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với cùng kỳ. Mức tăng lao động có việc làm chính thức cao hơn mức tăng lao động có việc làm đến 300 nghìn người. Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế không chỉ góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động mà còn giúp ít nhất 300 nghìn lao động phi chính thức chuyển thành lao động chính thức.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【thứ hạng của sheriff tiraspol】Kinh tế khởi sắc tạo cơ hội việc làm cho 1,5 triệu lao động,Empire777   sitemap

回顶部