【xem tỷ số bóng đá đức】Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp thời vụ cuối năm

  发布时间:2025-01-10 15:47:30   作者:玩站小弟   我要评论
Khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp “cất cánh"Việt Nam cần tận dụng tốt dòng vốn FDIDiễn biến trái xem tỷ số bóng đá đức。
Khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp “cất cánh"
Việt Nam cần tận dụng tốt dòng vốn FDI
Diễn biến trái chiều giữa dòng vốn ETF và dòng vốn chủ động
Thủ tướng: Giải phóng các dòng vốn,ơidòngvốnchodoanhnghiệpthờivụcuốinăxem tỷ số bóng đá đức tạo động lực cho phát triển
Quyết định lùi thời hạn “siết” vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm
Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp thời vụ cuối năm
DN luôn cần nguồn vốn để sản xuất trong vụ cuối năm. Ảnh: ST

Quyết tâm “đồng hành”

Hiện nay, ngân hàng đang dư thừa thanh khoản còn DN lúc nào cũng “đói vốn” nên cả hai phía cung – cầu được dự báo sẽ “gặp nhau” nhiều hơn vào những tháng cuối năm. Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo-Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, hơn 50% tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại và đạt mức 4,7% trong quý 4/2020.

Đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bigphone cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát, nửa đầu năm 2020, DN rất khó kinh doanh, nguồn hàng ứ đọng nên không thể thu hồi dòng tiền. Vì thế, ngay khi các ngân hàng tung ra các gói tín dụng ưu đãi, DN đã nghiên cứu và lên kế hoạch vay vốn. Sau một số thủ tục, với điều kiện là khách hàng thân thiết, lại có tài sản đảm bảo nên DN đã được ngân hàng cho vay vốn ưu đãi với lãi suất 7%/năm trong thời hạn 1 năm.

Nhu cầu vốn cuối năm sẽ tăng cao là dự báo của rất nhiều chuyên gia và DN. Hơn nữa, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp cũng như đưa ra các gói tín dụng ưu đãi cho DN, với lãi suất giảm thấp, thể hiện tinh thần chia sẻ với khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, dù rất cố gắng triển khai các gói tín dụng, nhưng theo NHNN tăng trưởng tín dụng 9 tháng của ngành ngân hàng mới đạt 6,09% so với cuối năm 2019, thấp hơn nhiều so với con số 9,4% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 của cơ quan điều hành vào khoảng 8-10%, kỳ vọng của các ngân hàng là 11,4%. Tại cuộc họp mới đây, lãnh đạo NHNN cho biết, hệ thống ngân hàng đã sẵn sàng cung ứng vốn, nhưng tăng trưởng tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe, năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế và DN.

“Nút thắt” điều kiện vay

Như trường hợp Công ty Bigphone, tuy được vay vốn ưu đãi nhưng điều kiện để được vay lại không phải dễ dàng. Đối với những DN chưa phải thân thiết, không có tài sản đảm bảo, dòng tiền đang gặp khó thì việc tiếp cận tín dụng ưu đãi lại đang gặp nhiều khó khăn!

Lãnh đạo một công ty chuyên về sản xuất đồ gỗ cho hay, DN đang cần vốn để sản xuất vụ cuối năm, nhưng với gói vay ưu đãi, ngân hàng có quá nhiều điều kiện như yêu cầu chứng minh dòng tiền, phương án kinh doanh khả thi… Hơn nữa, lãi suất được các ngân hàng chào vay ưu đãi ở kỳ hạn 6 tháng là 6%/năm, nhưng thực tế mức lãi suất ưu đãi này chỉ áp dụng trong 6 tháng đầu, sau đó sau đó sẽ được điều chỉnh dựa trên lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 3%/năm và điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần. Điều này có nghĩa là sau đó, DN sẽ phải vay vốn lên tới 9%/năm – mức lãi suất gây khó với nhiều DN thời điểm này.

Thậm chí, dù xin được vay ưu đãi, cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01 của NHNN, nhưng vẫn có DN không được hưởng như kỳ vọng. Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Nhi Sài Gòn – Chi nhánh tại Đồng Nai đã làm hồ sơ đề nghị TPBank hỗ trợ giảm lãi, cơ cấu nợ theo quy định của NHNN, do gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh dưới tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đại diện DN này cho biết, TPBank đã không chấp nhận giảm lãi khoản nợ cũ mà chỉ khoanh nợ gốc 5 tháng (từ tháng 4-8/2020). Sau thời gian ưu đãi, lãi suất đã tăng từ 8,8%/năm lên 12,2%/năm. Lãi suất được tính dựa trên lãi suất huy động 8,2%/năm với khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ, cộng với biên độ 4%/năm. Mặc dù hiện nay, phía ngân hàng và DN đã ngồi lại với nhau để xử lý do DN “kêu” lãi suất quá cao, nhưng liệu rằng, đây có phải là DN duy nhất và cuối cùng chịu tình trạng tương tự.

Theo lý giải của đại diện NHNN, quy chế cho vay không có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm khách hàng. Nhưng rõ ràng, những DN có năng lực tài chính tốt, phương án kinh doanh rõ ràng, có tài sản thế chấp thì ngân hàng bao giờ cũng có những ưu đãi nhất định. Đưa ra giải pháp gỡ khó cho các DN SME và ngân hàng, ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc khối khách hàng DN, Ngân hàng Bản Việt cho biết, hiện nay hơn 70% nguồn vốn vay của ngân hàng dành cho DN SME, trong đó nhiều DN có tài sản đảm bảo giá trị thấp. Vì thế, ngân hàng luôn đồng hành tư vấn cho DN, nếu tài chính không mạnh thì khuyến khích DN dùng công nghệ thông tin để đánh giá và quản lý dòng tiền. Những DN ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh sẽ là ưu điểm khi ngân hàng đánh giá cho vay vốn.

相关文章

最新评论