【ket qua tran bi】Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Xuất hiện tình tiết mới, tòa tạm dừng đến 15/11

时间:2025-01-10 09:30:41 来源:Empire777
(VTC News) -

Phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 tạm dừng đến 15/11 để làm rõ phương án bà Trương Mỹ Lan cam kết dùng tài sản cá nhân khắc phục hậu quả cho SCB.

Sáng 12/11,ửphúcthẩmvụVạnThịnhPhátXuấthiệntìnhtiếtmớitòatạmdừngđếket qua tran bi TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. Dự kiến, phiên tòa tiếp tục với phần luận tội và đề nghị án của VKSND cấp cao.

Tuy nhiên, mở đầu phiên tòa, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số vấn đề về dân sự và khắc phục hậu quả của vụ án. Sau khi hội ý, HĐXX đã đồng ý với đề nghị của VKS và tiến hành xét hỏi.

 Bị cáo Trương Mỹ Lan.

VKS đặt ra hai vấn đề cần làm rõ: Phương án bồi thường khắc phục và một số vấn đề liên quan đến SCB và Công ty Hồng Hà.

Đại diện VKS hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan về 658 mã tài sản tại phụ lục 9. Bà Lan khai rằng trong 658 mã tài sản này có 2 dự án lớn, bao gồm cảng Sài Gòn và dự án Amigo, nếu được triển khai đúng thời điểm sẽ mang lại lợi nhuận hơn 200.000 tỷ đồng.

Bà Lan khẳng định 658 mã tài sản này không đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào khác, nên bà đồng ý dùng để khắc phục hậu quả cho SCB. Nếu tài sản của SCB không đủ, bà sẵn sàng sử dụng tài sản cá nhân để hỗ trợ tái cấu trúc SCB.

Về phương án bồi thường, bà Lan cam kết chịu trách nhiệm xử lý tài sản để khắc phục thiệt hại, cho rằng với hàng nghìn tài sản hiện có, bà có thể khắc phục toàn bộ hậu quả.

Bị cáo Lan cũng xin xem xét lại bản án sơ thẩm buộc bà bồi thường 677.000 tỷ đồng và cho biết đã chuẩn bị nguồn tiền gồm tiền gia đình nộp thêm, các tài sản bị kê biên và phần chênh lệch giá trị định giá của Công ty Hoàng Quân so với thị trường.

Về số tiền 5.000 tỷ đồng đã nộp vào SCB để tăng vốn, bà Lan cho biết một phần là tài sản cá nhân, một phần của người khác. Bà khẳng định đây là khoản tiền bà tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả. Trước đó, sau phiên tòa sơ thẩm, bà và gia đình đã nộp 580 tỷ đồng để góp phần khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, bị cáo Lan cũng cung cấp thông tin rằng có khoảng 2.000 đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bà từ người dân, nhấn mạnh bà từng tham gia nhiều công tác xã hội.

Do còn nhiều vấn đề cần làm rõ về khối tài sản của bà Lan, tòa đã đồng ý với đề nghị của VKS tạm ngưng phiên xử đến ngày 15/11 để hoàn tất đề nghị mức án. Trước đó, trong phần xét hỏi, bà Lan không kêu oan mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt đối với mức án tử hình.

Theo nội dung vụ án, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ từ 85 -  91,5% cổ phần SCB. Từ đó, bị can trở thành cổ đông có "quyền lực" để chỉ đạo, điều hành, thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm bị cáo buộc đã thực hiện chuỗi hành vi gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty "ma", thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.

Bên cạnh đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, "cắt đứt" dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Từ đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của Ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

Trong đó, VKSND tối cao xác định nhiều hành vi được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.