【bảng xếp hạng giải hạng 2 nhật bản】Thị trường cây cảnh 'chết' theo bất động sản

Thời gian gần đây,ịtrườngcâycảnhchếttheobấtđộngsảbảng xếp hạng giải hạng 2 nhật bản giới buôn cây cảnh ở Đắk Lắk khóc ròng vì không có đầu ra; đặc biệt là các cây cổ thụ trồng ở khu nhà vườn có giá trị cao, từ hàng chục triệu đồng trở lên. Nhiều chủ vườn cây phải tìm kiếm khách hàng khắp nơi hoặc hạ giá bán nhằm thu hồi vốn.

Anh Trần Văn Phương, một chuyên gia săn lùng cây cổ thụ ở TP. Buôn Ma Thuột, cho biết, thời điểm này năm ngoái bao nhiêu cây lớn, bóng mát có dáng, thế đẹp đều tiêu thụ được hết. Tuy nhiên, hiện tại loại cây này gần như không có người mua.

Thời điểm này năm ngoái cây cảnh cổ thụ từ các huyện liên tục đổ về TP. Buôn Ma Thuột
Thợ đào cây nhờ đó có thu nhập hơn 500.000 đồng/người mỗi ngày

Theo anh Phương, thời điểm đó chỉ cần đưa cây về tận vườn là có khách tới lấy ngay. Các loại cây được ưa chuộng như vú sữa, táo rừng, khế chua, trắc đỏ, cây sung, dâu da,... chỉ cần nói giá là có khách xuống tiền mua. Thậm chí, những cây vú sữa hay khế chua đường kính chỉ bằng bắp đùi có giá gần chục triệu nhưng không bao giờ tồn kho.

Tuy nhiên, sang năm nay cây cảnh trở nên ế ẩm. Giải thích về tình trạng này, anh Phương cho hay lý do chính do thị trường bất động sản đi xuống quá sâu, việc xây dựng nhà vườn không nhiều như trước. Hơn nữa, hầu hết nhà vườn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột cơ bản đã đủ cây nên thị trường cây cảnh rất ảm đạm.

“Chúng tôi chỉ mua những cây cổ thụ lớn trong vườn nhà dân về bán lại, những cây này thường phải mua với giá cao. Việc không đẩy cây đi được sẽ bị chôn vốn, nếu tình hình này kéo dài sẽ rất khó khăn”, anh Phương chia sẻ.

Còn anh Trần Minh Tâm - một người buôn cây cảnh chuyên nghiệp ở Đắk Lắk - tâm sự, từ Tết Nguyên đán đến nay anh chưa bán được cây nào.

Theo anh Tâm, hiện chỉ có những cây có thế, dáng đẹp may ra mới có người mua, tuy nhiên giá cả cũng cần phải chăng, nếu cao quá khách hàng cũng không mua. 

Một cây khế có giá khoảng hơn 30 triệu của anh Trần Minh Tâm vẫn chưa bán được

Theo anh Tâm, lượng cây cảnh phục phụ nhà vườn của anh lên đến hàng trăm triệu đồng, với rất nhiều cây cổ thụ có giá trị cao. Anh vẫn phải chăm sóc hàng ngày để chờ khách.

"Thị trường bất động sản chạm đáy, không còn cảnh đua nhau làm nhà vườn nên nhu cầu cây cảnh càng không có. Vườn nhà tôi có nhiều cây giá trị rất cao nên rất mong thị trường bất động sản hồi phục, ổn định trở lại để cây cảnh bán được", anh Tâm nói.

Anh Trần Viết Phụng ở xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột (phụ trách một nhóm thợ chuyên đào cây thuê), kể rằng đầu năm 2002, nhóm thợ của anh gần như kín lịch. Ngày nào cũng có người nhờ đào cây, mỗi ngày thu nhập gần hơn 500.000 đồng/người. 

"Từ Tết đến nay, rất ít người thuê chúng tôi đào cây, kéo theo thu nhập đi xuống. Nhóm thợ của tôi cũng tản ra mỗi người một việc, khi có người gọi đào mới tập trung lại", anh Phụng nói.

Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet, thị trường cây cảnh cổ thụ để phục vụ nhà vườn đang vô cùng ảm đạm và không chỉ bó hẹp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột mà rất nhiều nơi khác trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. Điều này khiến giới buôn cây đau đầu tìm hướng lo đầu ra.

Thể thao
上一篇:Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
下一篇:Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch