游客发表
Để hiện thực hóa mục tiêu là đưa ngành nông nghiệp tỉnh đứng vào tốp khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2020,ựcticơcấunngnghiệty lệ cược thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trong tái cơ cấu ngành và đã đạt những kết quả.
Theo kế hoạch thì trong năm 2019, toàn tỉnh sẽ có nhiều diện tích mía kém hiệu quả được nông dân chuyển sang cây trồng khác.
Hậu Giang là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp gần 134.000ha, trong đó cây lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo đó, tổng diện tích lúa gieo trồng hàng năm gần 200.000ha, sản lượng gần 1,3 triệu tấn. Dù là cây trồng chủ lực của tỉnh, nhưng tình hình sản xuất lúa của bà con vẫn còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, thị trường tiêu thụ… Do đó, để góp phần mang lại hiệu quả cho nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh có sự tái cơ cấu ngành mạnh mẽ trong thời gian qua.
Chuyển đổi cây trồng hiệu quả
Việc sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây thường chịu ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn và sâu bệnh ngày càng nhiều. Chính những yếu tố trên đã làm cho không ít vùng trồng lúa có hiệu quả sản xuất không cao. Do vậy, nhiều địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nên nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm hoặc hàng năm và đây được xem là một trong những định hướng hiệu quả trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua.
Ông Ngô Xuân Hiền, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A, thông tin: Sau khi nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp, đồng thời để phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương nên thời gian qua người dân trên địa bàn huyện đã chuyển nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày và cây ăn trái. Riêng trong năm 2018 vừa qua, toàn huyện đã có gần 260ha lúa, rau màu được chuyển sang trồng cây ăn trái có nơi tiêu thụ ổn định, giá bán ít biến động như: chanh không hạt, hạnh, nhãn Ido, xoài Đài Loan, mãng cầu xiêm, sầu riêng, mít Thái, bơ… Song song với việc chuyển đổi của nông dân thì ngành chức năng của huyện còn tiến hành vận động người dân thành lập hợp tác xã (HTX) để liên kết đầu ra, cũng như chuyển giao kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh đến nông dân…
Giống như huyện Châu Thành A, thời gian gần đây, huyện Phụng Hiệp cũng xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Do đó, Huyện ủy đã xây dựng riêng một Nghị quyết liên quan đến vấn đề này, đồng thời UBND huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Trong đó, có phân công, giao việc cụ thể cho từng ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nhất là chú trọng công tác tuyên truyền và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, từ đó có những giải pháp chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời để giúp bà con chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho hay: Giải pháp không thể thiếu nhằm giúp bà con an tâm trong chuyển đổi cây trồng là địa phương tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp với nông dân. Từ những lần gặp mặt này đã có những thông tin trao đổi lẫn nhau nên người dân và doanh nghiệp có những bản hợp đồng chất lượng trong tiêu thụ nông sản.
Trong năm 2018, huyện Phụng Hiệp đã chuyển đổi 2.925ha lúa vụ 3 sang nuôi cá cho lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng/ha, tăng từ 8-10 triệu đồng/ha so với trồng lúa vụ 3. Bên cạnh đó, trong năm qua huyện cũng chuyển 52ha mía (từ năm 2016 đến nay là 300ha) sản xuất không hiệu quả và nằm ngoài vùng nguyên liệu để trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Từ những chủ trương và sự vào cuộc quyết liệt trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên trong năm 2018, toàn huyện Phụng Hiệp có 860 tổ chức, hộ gia đình xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm. Từ đó, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp trong năm 2018 đạt 3.500 tỉ đồng, tăng 1,85% so với năm 2017.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, chỉ tính trong năm 2017 và 2018, toàn tỉnh đã chuyển 2.667ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái (riêng năm 2018 là gần 1.000ha), đạt 47,4% kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT. Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi nhiều là huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Từ việc chuyển đổi có hiệu quả và trọng tâm, trọng điểm của các địa phương đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I cuối năm 2018 của ngành nông nghiệp tỉnh tăng 2,23% (kế hoạch 2,2%).
Những định hướng lớn
Để góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng hiệu quả, đồng thời đạt chỉ tiêu kế hoạch của Bộ NN&PTNT về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, hiện ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đề ra nhiều định hướng. Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp được xem là mục tiêu trọng tâm của ngành trong năm 2019. Theo đó, toàn ngành sẽ tiến hành rà soát và cơ cấu lại các mặt hàng nông sản cho phù hợp với lợi thế và điều kiện sản xuất của từng vùng, gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.
Với mục tiêu trên nên trong năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh dự kiến sẽ chuyển khoảng 1.767ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, đồng thời chuyển khoảng 1.700ha mía ngoài vùng đê bao sang cây trồng khác. Đi đôi với công tác vận động người dân chuyển đổi cây trồng thì ngành nông nghiệp tỉnh và địa phương cũng xác định những nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của từng vùng để khuyến cáo người dân trồng. Trong đó, yếu tố quan trọng là khi trồng các loại cây ăn trái đều có doanh nghiệp thu mua, đồng thời gắn với ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho biết: Điều phấn khởi là Hậu Giang sắp được Công ty Cổ phần Lavifood đầu tư nhà máy chế biến rau, củ, quả, đồng thời thành lập mỗi đơn vị cấp huyện một trung tâm hỗ trợ nông dân. Do đó, ngay lúc này, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương sẽ tính toán lại vùng sản xuất, cơ cấu giống cây trồng gắn với nhà máy và hướng dẫn người dân canh tác theo tiêu chuẩn sạch, an toàn, thực hành nông nghiệp tốt… để hợp tác trong vấn đề đầu ra sản phẩm với Lavifood về sau.
Cùng với quy hoạch vùng sản xuất, tái cơ cấu cây trồng cho phù hợp thì tới đây Liên minh HTX tỉnh sẽ củng cố, thành lập mới và nâng chất lượng hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng đến việc phát triển các HTX nông nghiệp gắn với mở rộng diện tích canh tác của mỗi HTX từ 300-500ha nhằm đảm bảo đủ sản phẩm cung ứng theo nhu cầu doanh nghiệp. Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, thông tin: Theo yêu cầu từ Lavifood thì tới đây, ngành sẽ đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có từ 10 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trở lên…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接