【bảng kèo bóng đá】Cải cách thủ tục hành chính: Vẫn lúng túng
Việc cải cách thủ tục hành chính đến nay vẫn còn chậm,ảicáchthủtụchànhchínhVẫnlúngtúbảng kèo bóng đá ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Trước tiên cần phải nói, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính là động lực cho kinh tế phát triển lâu dài, bền vững. Trong đó, thủ tục hành chính chỉ là một phần của cả quá trình cải cách; quan trọng nhất là phải bãi bỏ, cắt giảm cả những quy định tạo ra cản trở cạnh tranh, sáng tạo và làm gia tăng chi phí, gánh nặng cho DN, tạo thành rào cản cho DN gia nhập thị trường. Vì thế, việc cải cách phải được thực hiện một cách bài bản, toàn diện, không chỉ “chạy đua” về mặt thời gian.
Nhìn nhận một cách khách quan, việc cải cách hiện nay đã và đang đi đúng hướng, nhưng chưa thực sự tạo được động lực do tốc độ cải cách mới dừng ở mức “cải thiện”, năm sau cao hơn năm trước, chưa tạo được đột phá thực sự.
Nghị quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh được Chính phủ liên tục ban hành trong 5 năm qua đã đặt ra nhiều mục tiêu yêu cầu các các bộ, ngành phải thực hiện về việc giảm thời gian, chi phí cho DN, nhưng đến nay, nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được. Chính vì chưa đạt được những mục tiêu được giao nên việc cải cách chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN, xã hội; trong khi kỳ vọng này còn lớn hơn các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Vì thế, việc cải cách thủ tục hành chính chưa thể tạo thành cú hích và động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế.
Do đó, để làm được những việc nêu trên, các bộ, ngành phải phấn đấu đạt được tất cả mục tiêu đề ra, nếu không sẽ coi như thất bại. Nghị quyết 19 năm 2018 đưa ra yêu cầu về cắt giảm điều kiện kinh doanh, hiện các bộ, ngành đều đã chuyển động nhưng để thực hiện được đầy đủ lại rơi vào câu chuyện “bao nhiêu lâu nữa”. Cho nên đến nay, mới chỉ có một văn bản của Bộ Công Thương được ban hành, còn các bộ khác vẫn chỉ nói là tích cực rà soát, xây dựng phương án dự thảo quy định… nhưng bao nhiêu lâu nữa ban hành lại là câu hỏi khó, vì có những điều kiện kinh doanh ở cấp nghị định thì có thể trong một vài tháng nữa, nhưng có điều kiện kinh doanh ở cấp luật thì khó xác định thời gian.
Bên cạnh sự chậm trễ, xin ông cho biết, việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta còn những hạn chế nào chưa thực hiện được?
Rõ ràng, quy mô cải cách mới dừng lại chủ yếu ở việc xóa bỏ rào cản hành chính, chưa tạo được yếu tố góp phần cho tăng trưởng như xóa bỏ quy định về gây rủi ro cho kinh doanh, tăng bảo vệ sở hữu trí tuệ cho DN, xây dựng chính sách thúc đẩy cạnh tranh quốc gia, lấy cạnh tranh làm nòng cốt… Vì thế, bên cạnh việc thúc đẩy các bộ, ngành hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, việc cải cách cần tính tới các mục tiêu lâu dài bằng việc đưa ra các chính sách cần thiết trong dài hạn.
Tiêu biểu như phải đưa ra biện pháp thúc đẩy chính sách cạnh tranh quốc gia, bởi cạnh tranh là nền tảng và động lực cho phát triển, nhưng nỗ lực cải thiện này vẫn chưa được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, việc cải cách phải hướng đến sự an toàn trong kinh doanh. Hiện các bộ, ngành mới dừng ở mức xóa bỏ rào cản, chưa cải cách đến mức tạo thêm yếu tố an toàn để góp phần tăng sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó là việc bảo vệ DN trước những rủi ro pháp lý. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã tính đến chuyện không chỉ rà soát bãi bỏ thủ tục tạo ra gánh nặng chi phí, hành chính, mà còn xóa bỏ những quy định gây rủi ro, gây mất an toàn trong kinh doanh. Như vậy DN mới thực sự được “cởi trói” để thực sự tạo ra động lực cho kinh tế phát triển.
Theo ông, nguyên nhân nào để tình trạng trên diễn ra nhiều năm mà chưa thực sự có đột phá?
Vấn đề cốt lõi hiện nay là nguyên nhân của tình trạng trên đã được các chuyên gia, lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành “mổ xẻ” nhiều năm qua; thậm chí đã đưa ra được phương hướng và cách thức để giải quyết những hạn chế này một cách cụ thể, chi tiết. Nhưng đến nay, vấn đề lớn nhất là tổ chức thực thi đầy đủ, nhất quán, hiệu quả và đúng thời gian vẫn chưa làm được; trong khi với bối cảnh hiện nay, chậm trễ sẽ dẫn đến thất bại. Điều này có thể một phần do “lợi ích” của các bộ, ngành khi muốn giữ lại các điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính; một phần vì hạn chế năng lực chuyên môn và trách nhiệm của cán bộ thi hành… nên Thủ tướng cũng đã nói về tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh” ở các cơ quan công quyền. Do đó, các cơ quan quản lý và các chuyên gia đều “lúng túng” trong việc tìm cách thức để triển khai.
Như vậy, liệu có phải chúng ta đang lâm vào thế “bí”, thưa ông?
Chúng ta chỉ đang “lúng túng” trong việc tìm phương thức thực hiện để tạo đột phá, còn như trên tôi đã nói, việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính hiện đã có nhiều cải thiện, các bộ, ngành đều đã có nhiều cố gắng. Dó đó, tìm ra được một phương thức, cách làm hiệu quả thì sẽ có được sự cải cách tạo thành cơ hội cho phát triển kinh tế; nếu không, cứ chậm trễ mãi sẽ là lực cản do không theo kịp kỳ vọng của xã hội.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan đã đưa ra một cách làm khác là không giao cho các bộ tự làm mà nên giao cho một cơ quan độc lập lấy ý kiến và thực hiện những cải cách, giống như cách làm của thời kỳ những năm 2000 trong việc cắt bỏ giấy phép kinh doanh. Theo đó, Thủ tướng đồng ý, chấp thuận những đề xuất của cơ quan độc lập này mà không cần chờ các bộ thông qua, nên việc thực hiện cải cách rất nhanh chóng và hiệu quả. Tôi đồng ý với quan điểm này, hoặc chúng ta có thể kết hợp cả hai phương án là các bộ, ngành chủ động cải cách đồng thời với những chỉ đạo cải cách từ trên xuống. Nghĩa là chúng ta phải nâng cao trách nhiệm vì sự phát triển chung của cộng đồng DN và nền kinh tế, thi hành một cách có kỷ luật, kỷ cương thực sự thì những cải cách thủ tục hành chính mới tạo được đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đỗ Đình Hưng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Agri Việt Hưng: Cần điều tiết giúp DN “dễ thở” hơn! Trong thời quan vừa qua, các DN trong ngành nông nghiệp đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cấp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn những điều kiện kinh doanh bất hợp lý sẽ được các bộ, ngành bãi bỏ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN. Cụ thể, hiện nay các thủ tục kiểm dịch thực vật, kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn còn quá phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí của DN. Bên cạnh đó, DN phải đón tiếp nhiều đoàn thanh tra chồng chéo. Vì vậy, DN mong những quy định này cần được cắt bỏ, đơn giản hóa để tạo thuận lợi hơn cho DN. Tất nhiên là vẫn phải quản lý nhưng phải có sự điều tiết về kiểm tra, thanh tra vừa phải để DN “dễ thở” hơn. Đặc biệt, DN mong Chính phủ đồng bộ và ban hành một quy trình quản lý về giấy phép cũng như chất lượng chuẩn từ các sạp hàng ở ngoài chợ, các siêu thị đến các cửa hàng nông sản sạch để đảm bảo về an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo công bằng về điều kiện kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh. Hiện nay, các sạp hàng ngoài chợ vừa không tốn nhiều chi phí về mặt bằng cũng như quản lý chất lượng vừa không bị quản lý kiểm tra nhiều như các DN kinh doanh nông sản sạch. Điều này sẽ giúp “cởi trói” cho các DN đầu tư kinh doanh bởi họ đã vừa phải đóng thuế môn bài, vừa phải chịu chi phí vận hành. Việc giảm được các điều kiện kinh doanh sẽ giúp DN giảm được chi phí kinh doanh, giảm được giá thành sản phẩm. Như vậy, bản thân người tiêu dùng cũng sẽ được mua hàng với giá cả tốt hơn.
Việc đơn giản, cắt giảm tới gần 70% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho DN. Những điều kiện kinh doanh như phải có số lượng phương tiện tối thiểu, có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh, nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ... cần phải được bãi bỏ, bởi đây là trách nhiệm của DN trong quá trình hoạt động. Ông Vũ Đức Then, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải biển Diêm Điền: Cần thiết cho sự phát triển của DN Theo tôi, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong ngành giao thông vận tải là cực kỳ cần thiết. Các điều kiện kinh doanh được Bộ Giao thông vận tải cắt giảm đã nhận được sự đồng thuận và tán thành từ đông đảo DN, trên tinh thần hợp lý, khả thi và bảo đảm quyền, lợi ích của DN. Đặc biệt là những nội dung đề xuất liên quan tới các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực, về tài chính hay năng lực sản xuất, về phương tiện hay lao động... đang là những rào cản rất lớn đối với sự phát triển của đa phần các DN kinh doanh vận tải hiện nay. Xuân Thảo (ghi) |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/413e297267.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。