【tl bd 88】Hiệu quả với nuôi heo trong chuồng khép kín
Chị Huỳnh Thị Mỹ Loan sử dụng camera để quan sát đàn heo từ xa, hạn chế tối đa việc cho người ngoài vào chuồng để tránh các nguy cơ truyền nhiễm dịch bệnh
Chị Huỳnh Thị Mỹ Loan (xã Tân Bửu, huyện Bến Lức) bắt đầu nuôi heo từ 10 năm trước. Với số vốn hơn 300 triệu đồng, chị mua 10 con heo nái về nuôi. Với sự hỗ trợ của cán bộ thú y địa phương, cùng với đó là tinh thần ham học hỏi của bản thân, chị Loan thành công trong chăn nuôi heo.
“Hồi trước, xung quanh có nhiều người nuôi heo, thấy có lợi nhuận nên tôi cũng quyết định nuôi. Ban đầu, tôi cứ nghĩ dễ nhưng khi nuôi rồi mới thấy khó. Nhờ có mấy anh bên thú y tư vấn, hỗ trợ làm chuồng, tôi cũng đi học thêm một khóa ngắn hạn để có thêm kiến thức chăn nuôi heo” - chị Loan chia sẻ.
Vừa nuôi, vừa tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, chị chủ động học hỏi kiến thức mới từ các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet; thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về chăn nuôi do địa phương tổ chức. Ngoài ra, chị còn “mạnh tay” đầu tư xây dựng chuồng khép kín theo hướng công nghiệp, hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị như hệ thống làm mát, quạt hút gió,... có khu nuôi heo, khu liên hợp hầm biogas xử lý phân, nước thải,... Nhờ vậy, đàn heo luôn khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh và tăng trưởng tốt.
Bên cạnh đó, chị Loan sử dụng camera để quan sát đàn heo từ xa; hạn chế tối đa việc cho người ngoài vào chuồng để tránh các nguy cơ truyền nhiễm dịch bệnh. Nhờ vậy, trong giai đoạn bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát, đàn heo của chị vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng.