【vdqg ý】Quan tâm công tác tiếp xúc, đối thoại
Năm 2022,ếpxcđốithoạvdqg ý công tác tiếp xúc, đối thoại được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện và mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố.
Nổi bật trong năm qua là lãnh đạo tỉnh thực hiện 10 cuộc tiếp xúc, đối thoại với phó phòng cấp tỉnh, cấp huyện; hợp tác xã, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; cán bộ, hội viên phụ nữ; công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn, công nhân và người lao động; đoàn viên, thanh niên; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố… Nhiều ý kiến đóng góp đầy tâm huyết và trách nhiệm đã được đại biểu nêu ra tại các cuộc tiếp xúc, đối thoại này.
Chẳng hạn như tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố, ông Phạm Hoàng Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, mạnh dạn nêu lên “câu chuyện cũ” là lực lượng cán bộ không chuyên trách ở cơ sở phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhưng mức trợ cấp, phụ cấp được hưởng còn thấp, không đủ sống, dẫn tới một số trường hợp xin nghỉ việc. Do đó, ông đề xuất tỉnh cho chủ trương, cơ chế để cấp huyện, cấp xã tự cân đối kinh phí để có khoản hỗ trợ thêm cho lực lượng này.
Còn theo ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, để triển khai thực Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo thì cần nguồn lao động chất lượng cao, có tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng lao động ở Hậu Giang bỏ quê đi làm ăn xa còn nhiều, đây là vấn đề đáng lo ngại. Do đó, tỉnh cần có cơ chế, chính sách giữ chân, thu hút người lao động chất lượng cao về lao động, công tác tại tỉnh.
Hay tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, nhiều vấn đề khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Mặt trận và đoàn thể ở cơ sở đã được chia sẻ thẳng thắn. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, cho biết, trước đây, Mặt trận cấp xã có 2 phó chủ tịch, sau khi thực hiện theo Nghị quyết số 27 của HĐND tỉnh quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực, thì giảm chỉ còn 1 phó chủ tịch.
Ngoài nhiệm vụ của đơn vị, cán bộ Mặt trận cấp xã còn tham gia thực hiện các công việc của chính quyền, đoàn thể, do đó nhiệm vụ rất nhiều nhưng phụ cấp dành cho phó chủ tịch Mặt trận cấp xã hiện nay rất thấp. Do đó, bà Tươi đề nghị tỉnh quan tâm xem xét tăng mức phụ cấp hỗ trợ cho chức danh này.
Ông Mai Chí Toại, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, thì nhìn nhận có tình trạng cán bộ Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cơ sở bị già hóa, còn người trẻ thì ít chịu tham gia vì mức phụ cấp thấp không đủ sống. Do đó, cần cải thiện vấn đề về thu nhập thì mới có thể thu hút người trẻ tham gia công tác tại Mặt trận và đoàn thể ở cơ sở…
Có thể nói, thông qua 10 cuộc tiếp xúc, đối thoại kể trên giúp lãnh đạo tỉnh hiểu hơn, sâu sát hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ cũng như những khó khăn, vướng mắc mà các địa phương đang gặp phải; đồng thời ghi nhận nhiều ý kiến “hiến kế” đầy tâm huyết đối với sự phát triển của tỉnh.
Đây còn là dịp để lãnh đạo tỉnh thông tin kết quả phát triển, cùng những khó khăn, thử thách mà tỉnh đối mặt trong thời gian qua, đặc biệt là nhấn mạnh đến các nghị quyết, đề án, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu đột phá mà tỉnh đã ban hành, đề ra trong giai đoạn phát triển tới. Từ đó, giúp cán bộ, công chức, viên chức thấy được vai trò, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để rồi, từng người hình thành cho mình tinh thần đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Hậu Giang phát triển vươn lên trong giai đoạn mới.
Tại huyện Châu Thành A, công tác tiếp xúc, đối thoại cũng được quan tâm thực hiện tốt. Ông Trần Hoàng Phượng, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A, cho biết huyện xác định công tác tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân sẽ góp phần đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bên cạnh đó, làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện kịp thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, phản ánh của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nắm bắt và phát hiện những vướng mắc, khó khăn từ cơ sở. Qua đó, đề ra phương pháp chỉ đạo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của Nhân dân phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà con, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Với ý nghĩa quan trọng đó, trong năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức 3 hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Trường Long Tây; với trưởng, phó phòng cấp huyện và tương đương; với lãnh đạo cấp xã. Qua đó ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị phản ánh khó khăn từ cơ sở.
Chẳng hạn như khi tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo huyện, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Trường Long Tây đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ về nhà ở, vốn vay sản xuất và nước sạch cho người dân vùng nông thôn…
Còn tại buổi tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo cấp xã, lãnh đạo huyện Châu Thành A ghi nhận một số ý kiến về kế hoạch xây dựng gia cố đê bao chống ngập; việc thực hiện quy hoạch phát triển khu công nghiệp, kêu gọi nhà đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; về chế độ cho người có huân huy chương kháng chiến…
“Có thể nói, thông qua công tác tiếp xúc, đối thoại, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã kịp thời tiếp nhận được những phản ánh đa chiều đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, ông Trần Hoàng Phượng, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A, cho biết thêm.
Trong năm 2022, toàn tỉnh tổ chức được hơn 170 cuộc tiếp xúc, đối thoại, có hơn 16.300 đại biểu tham dự, trong đó cấp tỉnh 10 cuộc, cấp huyện hơn 20 cuộc và cấp xã 140 cuộc. Có thể thấy, các cuộc tiếp xúc, đối thoại đã trở thành diễn đàn bổ ích để lãnh đạo các cấp ghi nhận và hiểu hơn về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, về cuộc sống và tình hình sản xuất của người dân; còn cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và người dân được bày tỏ tiếng lòng của mình với lãnh đạo.
Hơn hết, hoạt động tiếp xúc, đối thoại góp phần phát huy dân chủ rộng rãi, tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Đó là yếu tố rất quan trọng để tỉnh nhà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm qua.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/412a298753.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。