【kq duc2】Chỉ vài phần trăm gạo xuất khẩu có thương hiệu

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:05:34

chi vai phan tram gao xuat khau co thuong hieu

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp. Ảnh: Internet

Phát biểu tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp tổ chức ngày 22-9,ỉvàiphầntrămgạoxuấtkhẩucóthươnghiệkq duc2 tại Hà Nội, ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn tham gia vào hệ thống thương mại gạo nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng gạo xuất khẩu chưa đồng đều, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu.

Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho rằng, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ nhưng hiện nay chỉ vài phần trăm gạo Việt xuất khẩu có thương hiệu, còn lại chủ yếu đều là xuất thô, giá trị thấp. Việc thiếu vắng thương hiệu khiến gạo xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn.

Đồng quan điểm, ông Đô đánh giá: Trong bối cảnh trên thị trường gạo quốc tế mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, ngoài đối thủ truyền thống Việt Nam còn phải đối mặt với các đối thủ tiềm năng như Campuchia, Myanmar và Mỹ.

Áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề giá, chất lượng mà là duy trì uy tín, lòng tin của thị trường thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách và quan trọng đối với việc phải xây dựng được thương hiệu quốc gia cho gạo Việt.

“Đề án phát triển thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 5 vừa qua là đề án mang tầm quốc gia đầu tiên của Việt Nam đối với xây dựng thương hiệu nông sản, là tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản…”, ông Đô nói.

Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, khâu sản xuất giống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho “hạt ngọc trời”. Việt Nam đang có hàng trăm giống lúa nhưng đến thời điểm này vẫn chưa chọn được ra giống nào để có thể xây dựng thương hiệu. Thông thường giống của Việt Nam chỉ sản xuất được trong một thời gian ngắn rồi bị thoái hóa.

Ông Đô cũng cho rằng, ngành lúa gạo Việt cơ cấu về giống lúa đa dạng nhưng thiếu các giống chủ lực, có chất lượng cao để hình thành các sản phẩm mũi nhọn, tiếp cận hiệu quả vào thị trường quốc tế.

Xung quanh vấn đề này, ông Khiêm khẳng định, muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, vấn đề cần giải quyết đầu tiên chính là tạo ra các giống tốt, chất lượng và phát triển các giống lúa này. Đồng thời, trước hết lúa gạo mang thương hiệu phải hướng tới chinh phục thị trường trong nước trước, rồi mới hướng tới thị trường xuất khẩu.

Theo đại diện một số doanh nghiệp, để việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia đạt được kết quả thực sự, phải xác định doanh nghiệp là chủ thế trong xây dựng thương hiệu. Nhà nước cần có chính sách, giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào quá trình này.

顶: 13踩: 9524