Tân Thủ tướng Pháp Jean Castex. Ảnh: Euronews Bước đi được tính toán kỹ lưỡng Việc cải tổ nội các Pháp là kế hoạch được đội ngũ của ông Emmanuel Macron chuẩn bị từ nhiều tháng qua,ữngtháchthứckhôngnhỏđốivớinộicácmớicủaPhásố liệu thống kê về real sociedad gặp real madrid xuất phát từ nhiều tính toán chiến lược khác nhau. Thứ nhất, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Macron đã được 3 năm và kết quả đạt được là không tốt, nếu không muốn nói là có rất nhiều thất vọng. Trong 3 năm đầu cầm quyền của ông Macron, nước Pháp đối mặt với phong trào biểu tình “Áo vàng”, một đợt phản kháng xã hội nghiêm trọng nhất với nước Pháp kể từ sự kiện Tháng Năm 1968. Các dự định cải cách lớn mà ông Macron dự định tiến hành như cải cách hưu trí, cải cách hiến pháp… đều đang tiến hành dang dở, bị phản đối rất nhiều. Các chỉ số kinh tế của nước Pháp, như tốc độ tăng trưởng hay tỷ lệ thất nghiệp, dù được cải thiện nhưng với tốc độ rất chậm. Về mặt đối ngoại, sau sự hứng khởi ban đầu nhờ phong cách trẻ trung, quyết liệt và sẵn sàng cải cách, ông Macron cũng đã gặp rất nhiều rào cản trong ý định cải tổ châu Âu, cũng đã không thành công trong việc xây dựng một mối quan hệ thân thiện với chính quyền của ông Donald Trump tại Mỹ và việc tái xây dựng mối quan hệ với Nga cũng đang ở giai đoạn đầu còn nhiều tranh cãi. Vì thế, về tổng thể thì một nửa nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của ông Macron là không thành công. Do đó, từ cuối năm 2019, ông Macron đã bắt đầu nói đến việc khởi động “giai đoạn 2” của nhiệm kỳ, với các thay đổi lớn về phương thức quản trị, về ưu tiên hành động, nhằm cứu vãn cơ hội tái đắc cử Tổng thống Pháp vào năm 2022. Và như thế thì cần phải có một sự thay đổi trong đội ngũ thực thi chính sách, tức là phải cải tổ nội các. Điều này sẽ tạo ra một luồng gió mới, một xung lực mới, xoá bỏ hình ảnh cũ. Đây là một tính toán chính trị đơn thuần chứ không hẳn là vì chính phủ của ông Édouard Philippe đã điều hành quá tệ. Bản thân ông Philippe cùng một số Bộ trưởng quan trọng như Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian hay Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer… có thể nói là đã làm tương đối tốt, ít nhất là trong bối cảnh nước Pháp gặp nhiều khó khăn. Lý do thứ hai cho việc cải tổ nội các tại Pháp là các sự kiện quan trọng có tính thúc đẩy, ở đây là đại dịch Covid-19 và hai cuộc bầu cử: bầu cử châu Âu 2019 và bầu cử địa phương tại Pháp vừa kết thúc. Đại dịch Covid-19 đẩy nước Pháp, cũng như nhiều nước châu Âu khác, vào một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới 2. Đại dịch này buộc nước Pháp phải thay đổi các ưu tiên phát triển, chuyển đổi mô hình kinh tế, gia tăng đầu tư vào khía cạnh y tế, an sinh-xã hội, phải cảnh giác hơn trước nguy cơ rạn nứt xã hội khi kinh tế lao dốc. Còn hai cuộc bầu cử châu Âu 2019 và bầu cử địa phương vừa qua thì khẳng định việc các đảng Xanh đang trở thành một lực lượng chính trị lớn, các vấn đề về môi trường, sinh thái, chuyển đổi năng lượng… ngày càng thu hút cử tri. Sau hai cuộc bầu cử này, đảng “Nền Cộng hoà tiến bước” (LREM) của ông Emmanuel Macron đã bị hụt hơi, rơi vào tình trạng chưa kịp nổi lên đã có nguy cơ bị phá huỷ. Đảng LREM đã và đang đánh mất động lực, sức hút, đã xuất hiện các phe nhóm chống đối, rạn nứt trong nội bộ. Vì tất cả những nguyên nhân đó, đội ngũ của ông Emmanuel Macron buộc phải có một động thái chính trị lớn nhằm chiếm lĩnh mặt trận truyền thông, tái cấu trúc nội bộ, chinh phục lại các nhóm cử tri, chuẩn bị cho năm 2022. Trong hoàn cảnh đó, về mặt cá nhân, ông Macron cũng không muốn có một Thủ tướng có uy tín cao hơn mình (ông Édouard Philippe được 43% dân Pháp ủng hộ, so với 35% ủng hộ ông Macron) mà chỉ cần 1 người biết nghe lời và chăm chỉ làm việc. Khả năng chèo lái của nội các mới? |