Theậpkhẩulúamìđãthayđổithịtrườngchủlựsoi kèo torino vso thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9 cả nước nhập khẩu gần 4 triệu tấn lúa mì, tổng kim ngạch đạt 955 triệu USD, tăng 8% về sản lượng và 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, nếu năm 2017 nước ta nhập khẩu lúa mì nhiều từ Australia thì sang năm 2018 ngôi vị này thuộc về Nga.
Cụ thể, hết tháng 9 cả nước nhập hơn 2,294 triệu tấn từ Nga, với tổng kim ngạch 511 triệu USD. Kết quả nay tăng gần 14 lần về sản lượng so với 9 tháng đầu năm 2017.
Trong khi đó, với thị trường Australia, việc thay đổi diễn ra theo chiều ngược lại. 9 tháng qua cả nước nhập hơn 896 nghìn tấn lúa mì từ thị trường này với tổng kim ngạch 243 triệu USD. Trong khi cùng kỳ năm ngoái các con số này lần lượt là hơn 1,57 triệu tấn và 358 triệu USD.
Sự thay đổi ở 2 thị trường quan trọng khác cũng đáng chú ý. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có sản lượng và kim ngạch tăng mạnh hơn 10 lần đạt 136.330 tấn, với trị giá gần 37 triệu USD.
Tuy nhiên, giống Australia, thị trường Canada cũng bị sụt giảm mạnh với sản lượng chỉ 279.267 tấn, kim ngạch 76 triệu USD, trong khi cùng kỳ 2017 là 894.086 tấn, kim ngạch 183,58 triệu USD.
Liên quan đến tình hình nhập khẩu lúa mì, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp yêu cầu từ ngày 1/11 những doanh nghiệp đã nhập khẩu các lô hàng lúa mì được kiểm định có nhiễm cỏ Cirsium Arvense (tên tiếng Việt là cỏ kế đồng) sẽ phải tái xuất.
Yêu cầu được đưa ra sau khi cơ quan kiểm dịch phát hiện 1,6 triệu tấn lúa mì nhập khẩu lẫn cỏ kế đồng.
Trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho hay, cỏ kế đồng là loài thực vật ngoại lai rất nguy hiểm. Cây này là đối tượng kiểm dịch thực vật của hơn 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam do có nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng với các cây trồng nông nghiệp.
Liên quan đến quản lý lúa mì nhập khâu, chiều nay (11/10), trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, lãnh đạo một số chi cục hải quan cửa khẩu tại Hải Phòng cho biết, sơ bộ những tháng vừa qua các đơn vị chưa thấy phát sinh các lô hàng lớn là lúa mì nhập khẩu. Tuy nhiên, lãnh đạo các chi cục cũng đang chỉ đạo rà soát lại cụ thể dựa trên các hệ thống dữ liệu của đơn vị.