Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hungary là sự kiện có ý nghĩa lịch sử,ấumốcmớiđộnglựcmớichoquanhệViệnhan dinh croatia là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến một nước trong khu vực Trung Đông Âu kể từ sau thời kỳ chuyển đổi thể chế ở những nước này.
Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3-2-1950. Trải qua gần bảy thập kỷ, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Hungary có những bước phát triển mạnh mẽ.
Hungary đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Sau khi Hungary thay đổi chế độ chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước dần được phục hồi.
Trong những năm qua, quan hệ hai nước có những bước phát triển rất tích cực. Quan hệ chính trị có độ tin cậy cao. Trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt cấp cao diễn ra thường xuyên trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, địa phương...
Trong bốn năm, từ 2014-2017, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Hungary đã thăm Việt Nam. Về phía Việt Nam, đã có các chuyến thăm Hungary của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm Hungary năm 2017.
Hai bên hợp tác hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Á-Âu. Chính phủ Hungary đã cam kết ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Hungary đã đề xuất về hợp tác Mekong-Danube, hợp tác hiệu quả về quản lý nguồn nước, kết nối tiểu vùng, bảo vệ môi trường...
Về cơ chế hợp tác song phương, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hungary đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy hợp tác song phương. Đến nay, Ủy ban đã họp kỳ thứ 7. Hai nước đã ký nhiều hiệp định, văn bản, thỏa thuận, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
Hungary coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Những năm gần đây, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lần đầu tiên đạt trên 355 triệu USD năm 2017.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hungary gồm thiết bị điện, điện tử, đồ gỗ, thiết bị phụ tùng máy bơm, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng dệt may, thủy sản... Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của Hungary như tân dược, máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thức ăn gia súc, phương tiện giao thông công cộng...
Tính đến hết tháng 4/2018, Hungary có 17 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 63,56 triệu USD, đứng thứ 57 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Trong số 17 dự án của Hungary, có ba dự án thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư 54,7 triệu USD. Đứng thứ hai là lĩnh vực truyền thông với sáu dự án, tổng vốn đầu tư 5,89 triệu USD... Các dự án tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương.
Quan hệ song phương được tích cực thúc đẩy trên các lĩnh vực lập pháp, tư pháp, quốc phòng-an ninh, y tế, giáo dục-đào tạo, hợp tác giữa các địa phương. Giáo dục là lĩnh vực hợp tác truyền thống và cũng là điểm sáng trong quan hệ hai nước thời kỳ mới. Trước đây, Hungary đã giúp Việt Nam đào tạo hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư.
Những năm qua, Hungary là nước duy nhất tại Đông Âu liên tục tăng số lượng học bổng dành cho Việt Nam. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Viktor Orban (2017), Hungary đã nâng số học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại đất nước này lên 200 suất, từ năm học 2018-2019.
Về hợp tác địa phương, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã kết nghĩa với quận 16 của thành phố Budapest. Thành phố Hội An kết nghĩa với thành phố Szentendre; thành phố Cần Thơ kết nghĩa với thành phố Kaposvar của Hungary.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary hiện có khoảng trên 4.000 người, sống tập trung chủ yếu tại Budapest, kinh doanh hàng may mặc tại các chợ, trung tâm thương mại châu Á. Cuộc sống của họ tương đối ổn định, đoàn kết và luôn hướng về Tổ quốc.
Chuyến thăm chính thức Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tạo dấu mốc mới, động lực mới, tầm cao mới trong quan hệ hai nước, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam-Hungary. Chuyến thăm làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt, nâng khuôn khổ hợp tác lên “Đối tác toàn diện” với Hungary, nhằm tạo bước chuyển biến mới, thực chất hơn trên các lĩnh vực, qua đó củng cố và phát huy ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực Trung Đông Âu.
Chuyến thăm khẳng định chủ trương của Việt Nam coi Hungary là đối tác truyền thống quan trọng hàng đầu ở khu vực Trung Đông Âu, tranh thủ sự ủng hộ của Hungary đối với một số vấn đề đối ngoại quan trọng, tăng cường quan hệ giữa hai đảng cầm quyền, làm cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương trên những lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh. |