【thứ hạng của pachuca】Bảo vệ quyền của lao động nữ di cư trong ASEAN
Ảnh minh họa: Đăng Khoa.
Chương trình “Thực hiện quyền và cơ hội của lao động nữ di cư ở khu vực ASEAN giai đoạn 2018 -2022” sẽ triển khai tại Việt Nam thời gian tới.
Đây là thông tin từ buổi đối thoại tham vấn của Chương trình “An toàn và Công bằng: Thực hiện quyền và cơ hội của lao động nữ di cư trong khu vực ASEAN giai đoạn 2018 - 2022” diễn ra ngày 10-5 tại Hà Nội.
Chương trình “An toàn và công bằng” nằm trong sáng kiến Tiêu điểm của Liên hiệp châu Âu và Liên hợp quốc nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Cơ quan về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) cùng thực hiện dự án.
Từ nguồn ngân sách 25,ảovệquyềncủalaođộngnữdicưthứ hạng của pachuca5 triệu Euro, chương trình tài trợ kỹ thuật và hỗ trợ, với mục tiêu chung là giúp cho di cư lao động an toàn và công bằng cho tất cả phụ nữ ở khu vực ASEAN. Dự án có sự tham gia của các cơ quan Chính phủ từ các quốc gia thành viên ASEAN, các cơ quan ASEAN, nhiều tổ chức của người lao động, người sử dụng lao động, cộng đồng… hỗ trợ chương trình tại 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Chương trình phối hợp chặt chẽ với các Chính phủ, các đối tác xã hội để đạt được ba mục tiêu cụ thể. Đó là lao động nữ di cư được các khung quản trị lao động di cư nhạy cảm giới bảo vệ tốt hơn; lao động nữ di cư ít bị nạn bạo lực và buôn bán người tổn thương hơn, hưởng lợi từ các dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu hợp tác; dữ liệu, hiểu biết và thái độ về quyền, sự đóng góp của lao động nữ di cư được cải thiện.
Chiến lược của dự án lồng ghép ba chủ đề xuyên suốt: tiếng nói và quyền năng của phụ nữ, cách tiếp cận dựa trên quyền và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.
Di cư lao động quốc tế ở ASEAN tăng lên trong vài thập kỷ qua, với gần một nửa trong số 10 triệu lao động di cư trong khu vực là phụ nữ. Di cư lao động nữ là khía cạnh quan trọng của dịch chuyển lao động trong khu vực, và có thể là nguồn tăng cường trao quyền năng quan trọng cho phụ nữ, khi lao động nữ di cư đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng của họ, các quốc gia xuất cư và nhập cư. Tuy nhiên, trong suốt quá trình di cư, phụ nữ phải đương đầu với rủi ro bạo lực/buôn bán người, phân biệt đối xử, làm hạn chế sự tiếp cận của họ với tuyển dụng công bằng và việc làm bền vững, ít được bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Sự trải nghiệm tích cực và đóng góp của lao động nữ di cư chỉ được bảo đảm đầy đủ khi sự an toàn, quyền lao động và quyền con người của họ được bảo vệ đầy đủ
Riêng tại Việt Nam, số liệu năm 2017 cho thấy, gần 40% lao động di cư ở nước ta là nữ. Tỷ lệ này còn cao hơn khi tính cả số lượng những người di cư không chính thức. Năm 2015, Ngân hàng Thế giới đánh giá, lao động di cư Việt Nam đã chuyển về nước khoảng 12,3 tỷ đô-la kiều hối, chiếm vị trí thứ 11 trong các quốc gia có nguồn kiều hối chuyển về cao nhất. Theo ước tính, lao động nữ di cư chuyển về đóng góp khoảng 50% nguồn kiều hối này.
Tiến sỹ Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong quản lý di cư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội để tăng cường quản lý di cư lao động nhạy cảm giới, đặc biệt là lồng ghép các vấn đề giới và đặc thù nữ giới vào trong quá trình sửa đổi cũng như thực hiện Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ông tin tưởng, khi phụ nữ di cư một cách an toàn và công bằng, họ sẽ là một nguồn lực tích cực cho phát triển, cũng như chất xúc tác giúp tăng cường bình đẳng xã hội.
Theo NGÂN ANH- Nhân Dân Online