Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert S. Mueller III cho biết chẳng bao lâu nữa các cuộc tấn công mạng sẽ thay thế chủ nghĩa khủng bố để trở thành mối quan tâm số một của cơ quan này do các tin tặc nước ngoài,ỹđauđầuvìcácvụtấncôngmạti so bong da c1 đặc biệt từ Trung Quốc, thường thâm nhập máy tính của các công ty Mỹ và đánh cắp khối lượng lớn số liệu và tài sản trí tuệ giá trị.
Giới chức cũng như các doanh nghiệp Mỹ đang hết sức lo ngại về những tổn thất lớn có thể phải gánh chịu, trong trường hợp các thành quả nghiên cứu ngốn những khoản chi phí lớn bị tin tặc đánh cắp. Hậu quả có thể là phá hủy tính cạnh tranh của Mỹ. Tuần trước, ông Shawn Henry, từng là trợ lý giám đốc FBI và cũng là một chuyên gia hàng đầu về chống tội phạm mạng, đã trình bày trước Quốc hội về sự việc một công ty Mỹ chỉ trong một đêm bị các tin tặc nước ngoài sao chép tất cả các số liệu một chương trình nghiên cứu kéo dài 10 năm trị giá 1 tỷ USD.
Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc tiết lộ Bộ Quốc phòng đã phát hiện một cuộc tấn công nhằm đánh cắp các tài liệu nhạy cảm của một công ty sản xuất vũ khí của Mỹ. Lầu Năm Góc đã cảnh báo và yêu cầu công ty áp dụng các biện pháp bảo vệ riêng của họ. Nhiều công ty Mỹ thậm chí không biết bị tin tặc thâm nhập khi nào. Theo cuộc điều trần tại Quốc hội tuần trước, 94% công ty Mỹ, hiện đang được công ty an ninh máy tính Mandiant bảo vệ, không biết họ đã trở thành nạn nhân của tin tặc. Một số công ty như Sony, Citibank, Lockheed, Booz Allen, Google, EMC và Nasdaq đã thú nhận họ là các nạn nhân. Thậm chí các phòng thí nghiệm quốc gia của chính phủ và các trung tâm nghiên cứu được chính phủ liên bang tài trợ ngân quỹ, cũng đã bị đột nhập.
Vấn đề hiện nay là chưa có một cơ chế thích hợp. Tất cả các thành viên Quốc hội Mỹ đều thừa nhận dự luật an ninh mạng không hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề gián điệp mạng. Thậm chí, dự luật sửa đổi do Thượng nghị sĩ John McCain đề xuất cũng bị đánh giá không bảo vệ các công ty Mỹ trước các vụ tấn công của tin tặc.
Về phía chính quyền, hiện nay không trực tiếp can thiệp để ngăn chặn tấn công mạng vì không có cơ quan liên bang nào có thẩm quyền hoặc nhiệm vụ hành động như vậy. Giới phân tích cho rằng trách nhiệm xử lý thuộc về Tổng thống Barack Obama và ông không cần Quốc hội trao quyền mới hành động. Nếu được trao quyền thích hợp, Chính phủ Mỹ có thể chặn các tài liệu đang trong tiến trình bị đánh cắp và chuyển đến cho các tin tặc.
Tuy nhiên, quan ngại việc theo dõi của chính phủ bị coi là hành động xâm phạm bí mật của công dân, Chính quyền Mỹ chưa tính đến chủ trương phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gián điệp công nghiệp. Nhà Trắng e ngại vấp phải phản ứng tiêu cực của những người ủng hộ các quyền cá nhân và tự do internet vì những người này không muốn Chính phủ kiểm duyệt các đường truyền internet. Bên cạnh đó, quan hệ giữa quốc gia cũng là một lý do để cân nhắc.
Các quan chức cấp cao của chính phủ và các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân ở Mỹ coi những cuộc tấn công mạng là "mối đe dọa thầm lặng". Song cho đến thời điểm này, Chính phủ Mỹ vẫn tỏ ra khá lúng túng trong vấn đề tìm ra biện pháp đối phó.
Cẩm Tuyến