【kèo nhà cái anh】Học nghề công nghệ ô tô: Một lựa chọn thu hút nhiều bạn trẻ
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội,ọcnghềcôngnghệôtôMộtlựachọnthuhútnhiềubạntrẻkèo nhà cái anh cuộc sống cũng như nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao, bao gồm trong đó là nhu cầu đối với phương tiện đi lại. Cùng với đó, xu hướng "ô tô hoá" đang gia tăng mạnh mẽ khi nhu cầu sở hữu ô tô ngày càng tăng.
Nhiều doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu này, đã đầu tư vào ngành lắp ráp và sản xuất ô tô. Các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới cũng đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây. Cùng với đó là một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam… kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước với ngành nghề này gia tăng.
Việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.
Điều này cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động trẻ trong lĩnh vực này. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ ô tô đã trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu kỹ thuật.
Những năm gần đây, các trường cao đẳng nghề đã “đón đầu” xu hướng, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng đạt chuẩn Quốc tế - một hướng đi tất yếu nhằm hội nhập cùng với thị trường lao động chất lượng cao và thị trường lao động Quốc tế.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang (Thành phố Bắc Giang, Bắc Giang) là một trong số đó khi chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực cơ khí - động lực và công nghệ ô tô.
Khuôn viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang. |
Vừa học vừa cọ sát thực tế
Hàng năm số sinh viên ra trường có công việc ổn định chiếm tỉ lệ cao. Xưởng thực hành ô tô được đầu tư quy mô, đồng bộ và hiện đại theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Học viên có cơ hội được thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng hay showroom lớn trên địa bàn tỉnh cũng như của cả nước.
Anh Lê Văn Ước - giảng viên khoa Cơ khí - Động lực chia sẻ: Ngành Công nghệ ô tô hiện nay đang là ngành “hot”. Việc lựa chọn học nghề công nghệ ô tô là một hướng đi tắt đón đầu cho người lao động. Trong tương lai, khi lĩnh vực này phát triển tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn.
Anh Ước cho biết thêm, theo chương trình khung của Tổng Cục dạy nghề, sau khi tốt nghiệp học viên nghề công nghệ ô tô của trường sẽ có kiến thức cơ bản về: Vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, vật liệu cơ khí, dung sai lắp ghép và đo lường, nhiệt kỹ thuật, điện tử cơ bản, vẽ AutoCAD, công nghệ khí nén - thủy lực, tin học, tiếng Anh, tổ chức và quản lý sản xuất để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề sửa chữa ô tô và quản lý sản xuất…
Ngoài ra, các học viên sẽ thực hiện thành thạo việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của động cơ và ô tô; Kiểm định được chất lượng động cơ, hệ thống phanh và khí xả của ô tô; có đủ năng lực điều hành một phân xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô...
Theo giảng viên Ước, năm 2014 khi trường bắt đầu đi vào hoạt động, phía Hàn Quốc đã cử các chuyên gia sang trực tiếp giảng dạy cùng với giảng viên nhà trường. Song song với giảng dạy, chuyên gia Hàn Quốc cũng chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho giảng viên Việt Nam. Năm 2018, chuyên gia Hàn Quốc về nước nhưng 3 tháng/lần họ lại sang hướng dẫn cho giảng viên các công nghệ mới.
Bên cạnh đào tạo, các giảng viên và khoa Cơ khí - Động lực cũng như khoa Công nghệ ô tô phối hợp đưa học viên thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp ô tô và các xưởng sửa chữa ô tô.
“Theo phản hồi của doanh nghiệp, các học viên của trường có nề nếp tốt, tác phong chuẩn mực, kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu, nắm bắt các công việc tại dây chuyền sản xuất khá nhanh nhạy”, anh Ước cho hay.
Giảng viên Ước cùng sinh viên trong giờ thực hành. |
Anh Tạ Tiến Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí - Động lực cho biết, công nghệ ô tô là một phần của ngành cơ khí động lực. Với ngành công nghệ ô tô, một học viên khi ra trường, nếu chỉ học và không thực hành thường phải mất ít nhất 3 năm mới thành thạo. Khi ra nghề, chủ ga-ra hoặc showroom chưa thể cho họ tiếp cận và sửa chữa ô tô của khách.
Để giải quyết vấn đề này, các giảng viên của khoa thường khuyến khích học viên, sáng học kiến thức, chiều ra luôn ga-ra hoặc showroom thực hành. Hình thức vừa học vừa cọ sát thực tế như vậy giúp học viên rút ngắn được thời gian. Sau 3 năm, họ đã tích lũy được kinh nghiệm và tham gia luôn vào thị trường lao động.
Các cơ sở thực hành này đều được giảng viên trong khoa và nhà trường hỗ trợ kết nối. Một số em năng động còn tự xin việc làm ngoài giờ tại các xưởng ô tô, có thu nhập làm thêm. Hàng năm nhà trường luôn cập nhật các trang thiết bị mô phỏng mới, bắt kịp với công nghệ hiện đại, cho sinh viên học.
Nhiều sinh viên lựa chọn con đường xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp. Thị trường lao động ngoài nước đánh giá cao về các lao động từng theo học công nghệ ô tô tại trường.
Em Nguyễn Văn Đức (SN 2001), sinh viên năm 2 khoa Cơ khí – Động lực tâm sự, ngay từ khi học cấp 3, em đã chọn con đường học nghề sửa chữa ô tô. Đây cũng là nghề em ước mơ ngày nhỏ.
Sinh viên Nguyễn Văn Đức. |
“Em thấy với học lực của mình thi đại học khả năng đỗ sẽ thấp hơn so với học nghề. Vì thế sau khi học xong cấp 3, em xác định con đường của mình luôn”, Đức cho biết.
Chàng sinh viên năm 2 tự tin, sau khi ra trường, em sẽ tìm được công việc tốt có mức thu nhập khá.
“Thị trường lao động bây giờ đang rất cần có lao động tay nghề cao, đặc biệt là lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp ô tô. Các sinh viên khóa trước của trường hiện nay đều có công ăn việc làm ổn định và làm đúng nghề đã học. Em nghĩ mình sẽ có nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp”, Đức chia sẻ.
Đức cũng tiết lộ, định hướng của em khi tốt nghiệp là học tiếng và sang Hàn Quốc làm việc, nâng cao tay nghề.
Quang Sơn