Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/6/2022,ịtrườngchứngkhoántrongnướcgiảmmạnhdotácđộngtừthịtrườngquốctếbong da trực tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giảm mạnh. Theo đó, chỉ số VN-Index giảm -57,04 điểm (-4,44%), còn 1.227,04 điểm; HNX-Index giảm -18,08 điểm (-5,9%) còn 288,37 điểm; UPCoM-Index giảm -3,19 điểm (-3,4%), còn 90,53 điểm. Thị trường chứng khoán trong nước giảm điểm mạnh chủ yếu là do tác động của thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm -2,73%; chỉ số Nasdaq cũng giảm -3,52%; S&P 500 giảm -2,91 điểm;… trước những thông tin tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ. Chỉ số lạm phát của Mỹ đã lên mức 8,6% - đây là mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Theo dự đoán thì chỉ số lạm phát của Mỹ có thể vẫn chưa dừng lại, bởi chủ yếu do giá lương thực và năng lượng tăng rất cao. Điều này ngay lập tức tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, từ đó làm cho doanh nghiệp sẽ bị tăng cao chi phí vốn đầu vào. Vì vậy, các nhà đầu tư đã có động thái bán mạnh cổ phiếu và các tài sản mang tính rủi ro khiến nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới giảm sâu. Không chỉ ở Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Á và khu vực cũng giảm mạnh trong phiên hôm nay: Hang Seng giảm -3,55%; KOSPI giảm -3,52%; Nikkei 225 giảm -3,01%;…. Ngoài tác động chính từ thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay cũng chịu tác động tâm lý từ quán tính của phiên giảm cuối tuần trước, kết hợp với việc dự báo thông tin giá xăng tăng lên mức kỷ lục mới trong chiều 13/6. | Chỉ số VN-Index giảm mạnh trong phiên đầu tuần. Ảnh: Duy Dũng. |
Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh mạnh trong phiên đầu tuần cũng là xu thế chung của các thị trường quốc tế trước lo ngại FED sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát của Mỹ. “Thị trường chứng khoán Việt Nam khó tránh khỏi những tác động tiêu cực từ diễn biến kinh tế và chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, những tác động này chỉ mang tính ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được hỗ trợ tích cực từ các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như yếu tố nội tại thị trường” – đại diện UBCKNN cho hay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi tích cực sau đại dịch, năm 2022 GDP vẫn được dự báo tăng trưởng từ 6 – 7%. Dù áp lực từ lạm phát là khá lớn, song Việt Nam vẫn có nhiều dư địa để kiểm soát. Chính sách tiền tệ về cơ bản vẫn được điều hành theo hướng hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng và doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh. Trên thị trường chứng khoán, sức khỏe doanh nghiệp trên thị trường đã và đang cho thấy dấu hiệu phục hồi tốt. Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong năm nay vẫn được dự báo tăng trưởng trên 20%. Đặc biệt hơn, sau đợt giảm mạnh vừa qua, Chính phủ và Bộ Tài chính, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đang cho thấy quyết tâm rất lớn, tạo mọi điều kiện để thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển ổn định, lành mạnh, công khai và bền vững. Trước đó, theo đại diện lãnh đạo UBCKNN, hiện cơ quan quản lý đang tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường chứng khoán, trong đó tập trung hoàn thành Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Cụ thể hơn, UBCKNN cũng sẽ nghiên cứu báo cáo Bộ Tài chính để kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán, bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó, UBCKNN sẽ đẩy mạnh công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn. Đại diện lãnh đạo UBCKNN cũng cho biết thêm, để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường trong bối cảnh các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, giám sát để vừa đảm bảo cho sự phát triển của thị trường, vừa phát hiện, xử lý các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán./. |