Tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia Thị trường sản phẩm Halal Indonesia: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp Việt?Đềxuấtxâydựngquyđịnhvềtiêuchuẩnápdụngđốivớisảnphẩmdịchvụty le keo 8888 |
Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sản phẩm, dịch vụ Halal nhằm đảm bảo sự phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm, dịch vụ Halal giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và có thể truy xuất được nguồn gốc. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ Halal. Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm, dịch vụ Halal Việt Nam. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất 5 chính sách nhằm quản lý, phát triển sản phẩm, dịch vụ Halal, cụ thể: Chính sách 1: Quy định về tiêu chuẩn được áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ Halal nhằm tìm hiểu, nghiên cứu các tiêu chuẩn Halal của các tổ chức quốc tế hàng đầu và các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Xây dựng các quy định về quản lý đối với các tiêu chuẩn được áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ Halal. Hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế/khu vực/quốc gia là thị trường trọng điểm để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp thực hiện chính sách: Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Halal trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn Halal của tổ chức quốc tế hàng đầu và các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như các tiêu chuẩn Codex, Saudi Arabia, Malaysia, Indonesia, Philippines, các quốc gia Vùng Vịnh...; chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực của các quốc gia Hồi giáo. Chính sách 2: Quy định về yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ Halal. Theo đó, mục tiêu của chính sách nhằm xây dựng các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ Halal đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước; đảm bảo các doanh nghiệp được các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước thử nghiệm, chứng nhận.... cho các sản phẩm, dịch vụ Halal phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và các nước nhập khẩu theo các tiêu chuẩn nhập khẩu. Giải pháp thực hiện chính sách: Quy định yêu cầu chung đối với sản phẩm Halal; quy định công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn sản phẩm Halal; quy định dấu chứng nhận Halal Việt Nam trên sản phẩm. Chính sách 3: Quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ Halal và chấp nhận/thừa nhận kết quả chứng nhận của các tổ chức chứng nhận nước ngoài. Mục tiêu nhằm tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ Halal tại Việt Nam. Các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận phải có đủ năng lực. Giải pháp thực hiện chính sách: Quy định điều kiện của tổ chức thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm Halal; quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm Halal; quy định thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài. Chính sách 4: Quy định về thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ Halal. Mục tiêu của chính sách nhằm tạo cơ chế và áp lực quản lý nhà nước thường xuyên đối với người sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp; nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng sản phẩm Halal trên thị trường, trong sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu; phân biệt giữa kiểm tra chất lượng và thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật; quy định rõ về phương pháp thử, sử dụng kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm Halal. Giải pháp thực hiện chính sách: Quy định rõ về kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ Halal, ưu tiên kiểm tra chất lượng trên thị trường và xuất khẩu (không báo trước), khi có vi phạm mới kiểm tra cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu. Chính sách 5: Quy định về hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm Halal Mục tiêu của chính sách giúp doanh nghiệp, đặc biệt là nông dân, hợp tác xã, hộ cá thể yên tâm đầu tư sản xuất sản phẩm Halal, dịch vụ Halal một cách bền vững, phát triển toàn diện ngành kinh tế Halal của Việt Nam. Giải pháp thực hiện chính sách: Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện cụ thể. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, theo tiếng Ả Rập, "Halal" có nghĩa là "được phép" và "Haram" là những điều cấm kỵ. Các sản phẩm Halal bao gồm hầu như tất cả sản phẩm thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, đồ uống, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ đến lĩnh vực dịch vụ như: ngân hàng, du lịch, an ninh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, khách sạn, logistics. Hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển, do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường... Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt 7000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD năm 2028 nhờ tăng trưởng quy mô dân số Hồi giáo, mức chi tiêu, sự đa dạng về lĩnh vực và triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoảng 6-8%/năm. Ở Việt Nam tính đến tháng 6/2023, trên cả nước có khoảng 90.000 tín đồ Hồi giáo trong đó Hồi giáo (Islam) có trên 36.000 tín đồ, sinh sống tập trung ở 14 tỉnh, thành phố, trong đó đông nhất tại tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận. Đã có 04 tổ chức Hồi giáo (Islam) được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu ở thị trường Halal. |