【thứ hạng của alajuelense】IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7
Phát biểu tại buổi làm việc,ựbáotăngtrưởngGDPcủaViệtNamnămsẽkhoảthứ hạng của alajuelense bà Hoàng Diệu Linh – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, từ ngày 22-29/9/2022, Đoàn cán bộ của IMF đã làm việc với nhiều đơn vị của Bộ Tài chính để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình triển khai các giải pháp về chính sách tài khóa, chính sách thuế, chính sách quản lý nợ công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19, giải pháp về kiểm soát lạm phát, giải pháp tài chính đối với biến đổi khí hậu…
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đức Minh |
Trao đổi với đoàn công tác, lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, Bộ Tài chính ghi nhận các khuyến nghị của IMF và sẽ rà soát, nghiên cứu kỹ các khuyến nghị này để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tài khóa, đảm bảo an toàn và ổn định tài chính, củng cố tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. |
Trao đổi với đoàn công tác, bà Hoàng Diệu Linh cho biết, lãnh đạo Bộ Tài chính trân trọng cảm ơn những ghi nhận và đánh giá tích cực của Đoàn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực điều hành tài chính, ngân sách nói riêng.
Thay mặt đoàn cán bộ của IMF, bà Era Dabla-Norris tóm tắt những đánh giá của IMF liên quan đến kết quả các buổi làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, đưa ra những phân tích và khuyến nghị cụ thể của IMF về một số lĩnh vực liên quan tới điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa...
Bà Era Dabla-Norris, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Minh |
Theo bà Era Dabla-Norris, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7-7,5%; lạm phát trung bình thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4%; kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ trong các ngành sản xuất chế tạo, bán lẻ và du lịch.
IMF khuyến nghị Việt Nam cần phối hợp các chính sách vĩ mô một cách cẩn trọng để quản lý rủi ro và giảm nhẹ tác động của các lựa chọn đánh đổi về chính sách; tiếp tục tiến hành cải cách để đảm bảo tăng trưởng bền vững, phát triển doanh nghiệp, tăng cường đầu tư vào vốn con người.
Về chính sách tài khóa,IMF nhận định chính sách tài khoá của Việt Nam đang hỗ trợ tốt cho nền kinh tế, các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế đã triển khai theo đúng kế hoạch, cải cách về quản lý thuế như tăng cường thu thuế thương mại điện tử và củng cố quản lý rủi ro tuân thủ được ghi nhận. IMF khuyến nghị các chính sách tài khóa cần linh hoạt trong bối cảnh nhiều bất ổn đáng kể.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Hoàng Diệu Linh đề nghị phía IMF tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ các đơn vị của Bộ Tài chính theo các đề xuất về hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực, bao gồm: hỗ trợ kỹ thuật về phân tích, dự báo và hoàn thiện chính sách thuế (bao gồm thuế tài sản); cải cách quản lý thuế, quản lý tài chính doanh nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm về quản lý trái phiếu doanh nghiệp...
IMF khuyến nghị cụ thể trong một số lĩnh vực: Chính phủ/Bộ Tài chính cân nhắc rút bỏ dần các biện pháp hỗ trợ tạm thời; tiếp tục củng cố khuôn khổ quản lý tài chính công, cải thiện hiệu quả đầu tư công để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội và hạ tầng cơ sở lớn; các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ, thông suốt của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả đẩy nhanh việc ban hành các thông tư hướng dẫn. |
相关推荐
- Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- Mỹ tấn công Syria: Nhân tố làm thay đổi cuộc chơi?
- Hướng dẫn viên quấy rối, xin ngủ cùng khách nữ, Sở Du lịch Quảng Bình xác minh
- Tác động của việc Mỹ cắt giảm ngân sách đối với hoạt động của LHQ
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Thu phí tất cả du khách vào Hội An sẽ gây khó cho người dân phố cổ?
- Cô gái 9X Phạm Thị Hà bỏ việc văn phòng, vừa đi du lịch vừa làm việc
- Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam, nổi tiếng nhất Tây Nguyên