【hôm nay có trận gì】Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ về tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số
Ngân hàng Nhà nước triển khai Đề án thanh toán không tiền mặt Đầu tư vào tiền kỹ thuật số trong năm 2021 nhiều hơn tất cả các năm trước cộng lại Ngân hàng Trung ương châu Âu kêu gọi đặt ra quy định về tiền điện tử trên toàn cầu Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cấp hạn mức tín dụng là biện pháp điều hành hiệu quả |
Sẽ làm rõ khái niệm phân biệt các loại tiền điện tử
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) về triển khai đồng tiền kỹ thuật số,ốngđốcNgânhàngNhànướclàmrõvềtiềnảotiềnđiệntửtiềnkỹthuậtsốhôm nay có trận gì vấn đề phân biệt giữa các tiền ảo, tài sản ảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã trả lời làm rõ khái niệm các loại hình này.
Về tiền điện tử, Thống đốc cho biết đây là thể hiện của đồng tiền pháp định, tức là đồng tiền của ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng tiền giấy, tiền xu, nhưng lưu giữ dưới dạng điện tử ở các thiết bị điện tử như điện thoại di động hay máy tính… Tiền điện tử đòi hỏi phải có tỷ lệ 1-1 giữa tiền pháp định với tiền điện tử và thanh toán như tiền pháp định. Trên thực tế NHNN đã có thông tư quy định ví điện tử, thực ra chính là tiền điện tử. Hiện nay NHNN đang dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, tại đây sẽ làm rõ khái niệm này.
Còn về tiền ảo, hay những đồng tiền như Bitcoin, tiền này không phải là đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành, mà do các tổ chức tư nhân tạo ra bằng các thuật toán trên hệ thống mạng máy tính. Đồng tiền này chỉ được thừa nhận trong một cộng đồng nhất định, ví dụ như một cộng đồng game hay sàn công nghệ… Mỗi nước có cách thức quản lý khác nhau về đồng tiền nào, có những nước coi những đồng tiền ảo này như một tài sản hoặc một loại chứng khoán để thu thuế hoặc cấp phép giao dịch. Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành chức năng chủ trì nghiên cứu để xây dựng hành lang pháp lý về loại hình này. NHNN được giao vai trò phối hợp với các cơ quan chức năng.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng |
Đối với đồng tiền kỹ thuật số, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích đồng tiền kỹ thuật số chính là đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng tiền điện tử chứ không phải tiền giấy và tiền xu. Đồng tiền kỹ thuật số hiện nay các nước trên thế giới đang trong quá trình nghiên cứu và nhiều nước thử nghiệm. Đối với Việt Nam, Chính phủ giao cho NHNN thành lập một Ban nghiên cứu về đồng tiền kỹ thuật số này, Thống đốc NHNN là Trưởng ban. “Chúng tôi đã tổ chức họp được một số phiên và đang trong giai đoạn nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới” - Thống đốc cho hay.
Mobile Money đã đạt 8,5 triệu giao dịch
Về loại hình Mobile Money, theo Thống đốc NHNN, thời gian vừa qua, các bộ, ngành cùng với NHNN đã tham mưu trình Chính phủ để tổ chức triển khai Mobile Money. Hiện nay, NHNN đã chấp thuận cho 3 doanh nghiệp viễn thông triển khai và sau gần 5 tháng, đến cuối tháng 3 năm nay có khoảng 1,1 triệu tài khoản được mở tại các doanh nghiệp thí điểm và số lượng giao dịch đã đạt là 8,5 triệu giao dịch, với tổng giá trị khoảng hơn 370 tỷ đồng. Đặc biệt, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số tài khoản này là khoảng 660.000 tài khoản, chiếm hơn 60% tổng số tài khoản.
Đến cuối tháng 3, đã có hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, trong đó vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chiếm khoảng 30% tổng số điểm kinh doanh được thiết lập. Tổng số đơn vị chấp thuận thanh toán thiết lập đến cuối tháng 3/2022 là hơn 12.800 đơn vị.
“Có thể nói rằng chủ trương này đã và đang được triển khai trong cuộc sống và đây là thí điểm cho nên NHNN cùng với các bộ, các ngành cũng theo dõi, đánh giá, tổng kết thí điểm, để có thể tham mưu đề xuất về các hành lang pháp lý cũng như cách thức tổ chức sau này” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Đang xây dựng hành lang pháp lý về cho vay ngang hàng
Một loại hình dịch vụ tài chính mới khác cũng được đại biểu quan tâm chất vấn trong phiên chiều 8/6 là P2P lending, hay còn gọi là cho vay ngang hàng. Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), cho biết hiện nay người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến, gọi là vay qua trang web hoặc vay qua app mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng, P2P lending. Nhắc đến vụ việc vừa qua công an thành phố Hà Nội đã phá án một vụ án cho vay qua app đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại rất lớn cho nhân dân, đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN cho biết hành lang pháp lý của hoạt động này.
Trả lời câu hỏi, Thống đốc NHNN cho biết với phát triển của công nghệ cao, nhiều dịch vụ mới trong đó có P2P lending đã xuất hiện ở Mỹ và ở Anh cách đây hơn mười năm và gần đây lan sang các nước châu Á, bao gồm Việt Nam. Ở một số nước châu Á, đặc biệt như Trung Quốc thời gian đỉnh điểm là đã có hàng nghìn trang web cung cấp dịch vụ cho vay này. Họ xây dựng một nền tảng công nghệ để kết nối giữa người cho vay và người đi vay.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai ở các nước châu Á xảy ra hiện tượng không tách bạch giữa tiền của người cho vay và người đi vay, người lập sàn công nghệ… do đó, gây mất an toàn, trật tự của xã hội. Vì vậy, vừa qua, một số nước trong đó có Trung Quốc đã có những biện pháp siết các hoạt động này.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và giao cho NHNN chủ trì cùng với các bộ, ban ngành để nghiên cứu vấn đề này. Hiện nay NHNN cũng đang dự thảo nghị định để có hành lang pháp lý cho hoạt động này, đảm bảo lành mạnh, an toàn và hiệu quả, trên cơ sở rút kinh nghiệm của các nước để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.
相关推荐
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- Viettel Solutions là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam dành giải Real IT Awards 2021
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Tổng cục Hải quan hướng dẫn khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Tập đoàn nào gắn với 3 Financial Hub theo trục Bắc
- Động lực mới cho quan hệ Việt Nam