当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ketqua ngoai hang anh】Chuyển 125/160 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành giao thông sang hậu kiểm

Bộ GTVT

Bộ trưởng,ểnmặthàngkiểmtrachuyênngànhgiaothôngsanghậukiểketqua ngoai hang anh Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu đề nghị Bộ GTVT tiếp tục cải cách thủ tục KTCN. Ảnh: Hải Anh

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tới lãnh đạo Bộ GTVT. Thủ tướng Chính phủ coi GTGT là lĩnh vực rất quan trọng trong 3 khâu đột phá chiến lược. Đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Thủ tướng để thúc đẩy công việc nhanh hơn, tốt hơn.

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt 5 vấn đề. Trong đó, Bộ GTVT phải quyết liệt thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư BOT trong bối cảnh nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp; tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án như đường bộ cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, đường ven biển…

Cùng với đó, Bộ GTVT khẩn trương chuẩn bị nội dung cho hội nghị về cắt giảm thủ tục, chi phí logistics do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án gắn với bảo đảm chất lượng, chất lượng đầu tư, khai thác sử dụng. Thực hiện quyết liệt, cụ thể chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông; tạo cơ chế thúc đẩy đầu tư xã hội hóa cảng hàng không, cảng sông, đường thủy, đường sắt.

Liên quan đến lĩnh vực đơn giản thủ tục KTCN, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhận định, Bộ GTVT đã triển khai sớm các giải pháp cải cách.

Đến nay, Bộ GTVT đã đưa 125 mặt hàng trong tổng số 160 mặt hàng thuộc phạm vi quản lý chuyển sang hậu kiểm; 107 mặt hàng áp dụng công nhận lẫn nhau của nước ngoài. Cùng với đó, Bộ đã rà soát cắt giảm 46% các điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục KTCN giúp giảm trung bình 70% thời gian và tài chính cho doanh nghiệp. Đây là những con số rất đáng hoan nghênh.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng chỉ ra hạn chế trong công tác KTCN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ GTVT.

Tuy thủ tục của Bộ GTVT không nhiều như một số bộ khác nhưng qua ý kiến của doanh nghiệp vẫn tồn tại một số vấn đề. Đơn cử như một mặt hàng bị nhiều cơ quan kiểm soát, ngay trong một bộ cũng có 2 đơn vị cùng kiểm tra giám sát cùng một mặt hàng (xe máy kéo nhập khẩu); các mặt hàng cần cẩu tự hành, cần trục, cẩu trục, xe nâng… đang được cả Bộ GTVT và Bộ Công thương cùng kiểm tra, rất phức tạp.

Giải quyết sự chồng chéo này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ cần cải cách theo hướng, một mặt hàng chỉ do một bộ chủ trì. Bộ GTVT cần tiếp tục chuyển mạnh KTCN từ tiền kiếm sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro thông qua đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp; thừa nhận lẫn nhau về chất lượng, xã hội hóa công tác kiểm định…, nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực điều kiện kinh doanh, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ GTVT quyết liệt trong cắt giảm thủ tục, tiến hành theo cách thức một nghị định sửa nhiều nghị định, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, mục tiêu là làm nhanh nhất, rút gọn nhất.

Tại buổi làm việc, đại diện cộng đồng doanh nghiệp cũng đã phản ánh nhiều bất cập trong công tác KTCN trong lĩnh vực GTVT. Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, kết quả khảo sát cho thấy, 1/4 doanh nghiệp cho rằng thủ tục KTCN khó và rất khó thực hiện; thủ tục KTCN còn phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài; chí phí cao. Nhiều điều kiện kinh doanh rườm rà chứa đựng giấy phép con, làm khó doanh nghiệp…

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến đóng góp từ Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu, trong thời gian tới ngành sẽ nỗ lực cải cách, đơn giản thủ tục KTCN, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; rà soát cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu đạt cấp độ 4, tạo thuận lợi cho người dân, nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp./.

Ngọc Linh

分享到: