当前位置:首页 > Cúp C1

【lich al nassr】Nâng cao chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Chỉ thị 30

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trước đó, ngày 22/1/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chỉ thị số 30). Tiếp đó, ngày 26/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW (Nghị quyết số 82).

Nhằm tổng hợp, đánh giá kết quả ba năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị quyết số 82/NQ-CP, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo kết quả triển khai.

Tới nay, đã có 3 cơ quan Trung ương (Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam); 18/22 các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 4/8 cơ quan thuộc Chính phủ; 54 tỉnh ủy/thành ủy/UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; và 8 đơn vi trực thuộc Bộ Công Thương có báo cáo.

Bộ Công Thương cho biết, thực hiện theo tinh thần tại Chỉ thị 30, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Do đó cần xây dựng có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương, trong đó có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Chỉ thị đã được quán triệt sâu rộng và nhận được sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc Quốc hội, các bộ, ngành và địa phương.

Kết quả cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp từng bước được nâng cao, thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc biệt coi việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công cụ cạnh tranh trên thị trường.

Dần dần thu hút sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dùng, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước với 54/63 tỉnh, thành phố đã thành lập hội.

Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ Công Thương kiến nghị các tỉnh, thành phố, các cấp, ngành tiếp tục quan tâm hơn nữa trong quá trình xây dựng hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như chuẩn bị cho hoạt động xây dựng hướng dẫn thực thi và các văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với các tỉnh ủy, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương chưa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai.

Hà Nội: tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng
Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam
“Hà Nội đêm không ngủ” - cơ hội để người tiêu dùng thỏa sức mua sắm hàng hóa chất lượng

分享到: