当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【trận cerezo osaka】Kiểm tra hàng hóa chuyên ngành ở cửa khẩu: Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia

kiem tra hang hoa chuyen nganh o cua khau de xuat thanh lap ban chi dao quoc gia

Tại nhiều cửa khẩu hiện thiếu lực lượng kiểm tra chuyên ngành. Trong ảnh: Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị,ểmtrahànghóachuyênngànhởcửakhẩuĐềxuấtthànhlậpBanchỉđạoquốtrận cerezo osaka Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: T.BÌNH

Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành hiện rất lớn, liên quan đến nhiều bộ, ngành với nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác này theo theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18-3-2014 của Chính phủ và Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 5-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ, việc thành lập Ban chỉ đạo là rất cần thiết.

Thực tế việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) là một ví dụ. Việt Nam đã ký kết Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và NSW vào các năm 2005 và 2006. Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn ì ạch. Chỉ đến năm 2011, khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và NSW do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban, việc triển khai đã được đẩy nhanh hơn và mang lại những kết quả cụ thể, tích cực.

Việc triển khai NSW có nhiều điểm tương đồng với hoạt động nâng cao năng lực kiểm tra hàng hóa XNK chuyên ngành, nổi bật là sự liên quan của nhiều bộ, ngành. Vì thế, nêu đơn lẻ một bộ, ngành chủ trì thì việc điều phối, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể. Nhưng nếu do Ban chỉ đạo của Chính phủ với trực tiếp một Phó Thủ tướng chỉ đạo, điều hành, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác...

Lực cản từ những hạn chế của công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK không phải là câu chuyện mới, nhưng nó đặc biệt được hâm nóng hơn thời gian gần đây từ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bởi thực tế, yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động XNK, việc nâng cao năng lực cạnh quốc gia đặt ra đòi hỏi bức thiết về sự minh bạch, đơn giản, thuận lợi trong thực hiện thủ tục đối với hàng hóa XNK.

Trong một báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan khiến cho không ít người phải giật mình về độ phức tạp và hàng loạt hạn chế của công tác quản lý, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành. Cụ thể, hiện có 19 Luật, pháp lệnh; 30 nghị định, quyết định… cấp Chính phủ; 129 thông tư và các quyết định cấp bộ, ngành liên quan đến quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Với hàng loạt hệ thống văn bản như thống kê, tưởng là thừa nhưng thực tế vẫn thiếu. Thiếu ở đây là sự thống nhất, thiếu danh mục với những thông tin rõ ràng, thiếu cả những danh mục cần thiết nhưng lại chưa được ban hành…

Rối rắm về quy định là thế nên thực tế công tác kiểm tra chuyên ngành cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Theo Tổng cục Hải quan, hiện các cơ quan, tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng không có đại diện ở tất cả các cửa khẩu, trụ sở chỉ tập trung ở thành phố, thị xã. Đặc biệt, những lực lượng liên quan đến chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm hầu như “vắng bóng” ở cửa khẩu. Chính vì vậy, thời gian thông quan hàng hóa bị kéo dài và có cả trường hợp DN lợi dụng việc đưa hàng hóa về bảo quản để tiêu thụ hàng hóa khi chưa được thông quan…

Để giải quyết được bài toán trên, bên cạnh đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đang xây dựng hàng loạt giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở cửa khẩu; đổi mới phương pháp kiểm tra; tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho các đơn vị kiểm tra chuyên ngành; đẩy mạnh xã hội hóa công tác kiểm tra chuyên ngành nhằm phát huy tối đa nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật của các cơ quan/đơn vị có trang bị phòng thí nghiệm của cơ quan Nhà nước và cơ sở ngoài Nhà nước…

分享到: