【xĩu】Kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước để phục hồi sản xuất kinh doanh

Thị trường 100 triệu dân đầy tiềm năng phát triển

Mặc dù doanh thu bán lẻ 4 tháng đầu năm 2023 tăng gần 13% so với cùng kỳ,íchcầutiêudùngpháttriểnthịtrườngtrongnướcđểphụchồisảnxuấxĩu nhưng chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, do tác động của dịch bệnh, xung đột giữa Nga và Ukraina, kinh tế thế giới phục hồi chậm dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn sẽ tác động đến sức tiêu dùng trong nước.

Kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước để phục hồi sản xuất kinh doanh
Kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước để phục hồi sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL
Kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức. Số liệu thống kê cho thấy, 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,79 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,6%), trong đó xuất khẩu giảm 11,8% (cùng kỳ tăng 17,1%); nhập khẩu giảm 15,4% (cùng kỳ tăng 16,1%).

Đứng trước tình hình đó, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Việt Nam không có cách nào khác phải tăng đầu tư công và quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Việc các doanh nghiệp quay lại khai thác, kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa góp phần giữ vững tăng trưởng kinh tế là tất yếu.

Ông Vũ Vinh Phú phân tích, trong khi đầu tư xuất khẩu suy giảm thì khu vực dịch vụ trong đó có bán buôn bán lẻ vẫn có mức tăng trưởng gần 13% so với cùng kỳ. Chắc chắn trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp phải tiếp tục coi tiêu dùng trong nước là động lực quan trọng để góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm.

“Chúng ta quay lại thị trường nội địa bởi Việt Nam là một thị trường có đầy tiềm năng để phát triển, với dân số gần 100 triệu người, trong đó 50% là dân số trẻ có nhu cầu tiêu dùng đa dạng và luôn thay đổi. Quay lại thị trường nội địa là đúng, đây là một “mỏ vàng tiêu thụ” mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối của mình để khai thác triệt để” - ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Tăng cường kết nối sản xuất, xúc tiến thương mại

Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Công thương nhận định, sức mua trên thị trường thế giới từ nay đến cuối năm 2023 vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng. Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ.

Để thực hiện mục tiêu này, từ nay đến cuối năm 2023, Bộ Công thương tập trung vào các giải pháp chủ yếu như tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua: Kích thích tiêu dùng; tăng chi tiêu của Chính phủ; đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử.

Bộ cũng thực hiện hiệu quả chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương.

Kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước để phục hồi sản xuất kinh doanh
Hàng hóa trên thị trường dồi dào đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng của người dân. Ảnh: TL

Liên quan đến phát triển thị trường trong nước, đối với mùa nông sản thu hoạch rộ sắp tới, đại diện Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, đơn vị sẽ tích cực triển khai các hoạt động kết nối sản xuất với thị trường trong nước như Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”; hội chợ, triển lãm, chuỗi chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, nông sản mang chỉ dẫn địa lý của các địa phương... Qua đó, giúp nhà sản xuất, nhà cung ứng của các địa phương kết nối với hệ thống phân phối, đơn vị thu mua để sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Tận dụng thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hóa

Nhằm đa dạng kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công thương sẽ huy động các nguồn lực hỗ trợ tập huấn cho các nhà cung ứng địa phương, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng Việt nhằm đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại và phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả ngay trên thị trường trong nước.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
下一篇:Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần