当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng hà lan】Nạn nhân da cam: Lấy nỗi đau làm động lực

Những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn,ạnnhndacamLấynỗiđaulmđộnglựkết quả bóng hà lan nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc sống. Họ là nguồn cảm hứng lớn cho những người xung quanh.

Tình yêu thương và nghị lực đã giúp gia đình bà Diện vượt qua nỗi đau da cam.

Giàu nghị lực vươn lên

Đến thăm nhà ông Phan Văn Đống (Tư Đống) ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của cuộc sống trọn vẹn mà ông đang có ở thời điểm hiện tại. Ít ai biết được ông là một thương binh và đang mang trong mình căn bệnh đái tháo đường tuýp 2 do di chứng của chất độc màu da cam.

Tham gia cách mạng từ tháng 10-1968, ông Tư Đống đã từng đến nhiều chiến trường, đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau. Vừa làm việc nước, vừa chăm lo cho gia đình, nên ông gặp không ít khó khăn. “Hồi đó khổ lắm, có những lúc cơm không đủ ăn, áo không có mặc, vợ và các con tôi phải chịu nhiều vất vả. Nhưng nhờ ơn Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ từ bạn bè và những người xung quanh, mà tôi có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Tất cả những gì mà tôi có được ngày hôm nay đều do cố gắng chứ không phải tự nhiên mà có”, ông Đống chia sẻ. Với ông, những sự quan tâm kịp thời đó giúp ông vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và cải thiện kinh tế gia đình, nuôi nấng các con ăn học thành tài.

Ông Đống được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba (1986) và Huân chương Lao động hạng Ba (2013). Đến nay, ông Tư Đống và gia đình đã có cuộc sống ổn định, khấm khá. Bên cạnh tiền lương hưu và trợ cấp dành cho nạn nhân CĐDC, ông còn có nguồn thu nhập ổn định đến từ 4ha xoài Thái và xoài cát Hòa Lộc.

Niềm vui lớn nhất của ông hiện tại là thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng bởi CĐDC và các con có công việc ổn định, đều là công chức, viên chức nhà nước. Ông cũng thường xuyên động viên và khen thưởng để khích lệ các con cháu cố gắng cống hiến, đạt nhiều thành tích trong công việc và học tập.

Vượt qua nỗi đau

Cũng từng tham gia kháng chiến, nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Nở và bà Nguyễn Thị Diện, ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ lại kém may mắn hơn. Trong một trận pháo kích, ông Nở bị thương và trở thành thương binh 3/4. Đau lòng hơn khi đứa con gái thứ 3 của ông bà là chị Nguyễn Thị Trinh, bị nhiễm CĐDC từ thuở lọt lòng. Hơn 40 tuổi, nhưng suốt ngày chị Trinh chỉ loanh quanh trên chiếc giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ sự trợ giúp từ mẹ. Vì thế mà mấy chục năm nay, bà Diện chẳng dám đi đâu xa, phải luôn túc trực bên cạnh để chăm con.

“Trước đây, tôi đâu biết gì về hậu quả của chất độc da cam. Khi sinh con ra thấy con không bình thường, tôi cứ ngỡ cháu bị bệnh nên đi chạy chữa khắp nơi. Kinh tế gia đình cũng theo đó mà cạn dần”, bà Diện cho biết. Nhưng ông bà không vì thế mà nản lòng, ngược lại càng nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống. Hai vợ chồng luôn sát cánh bên nhau để vừa chăm lo cho các con, vừa phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, tuy đã có cuộc sống ổn định nhưng ông Nở, bà Diện vẫn là những nông dân cần mẫn lao động.

Đó là hai trong số rất nhiều những tấm gương vượt khó, kiên cường vượt qua nỗi đau mà chất độc hóa học đã gây ra cho bản thân và gia đình. Theo ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 2/3 là những người hoạt động kháng chiến, còn lại là con cháu của họ. Bản thân các nạn nhân đều xác định “tàn nhưng không phế” nên luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và xã hội, nhiều nạn nhân đã không ngừng học tập, lao động để tự lo cho bản thân và giúp ích cho những người xung quanh”.

453 nạn nhân CĐDC/Dioxin được hưởng chính sách trợ cấp

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 453 nạn nhân CĐDC/Dioxin được hưởng chính sách trợ cấp. Trong đó, có 252 nạn nhân trực tiếp kháng chiến, 195 nạn nhân là thế hệ con và 6 nạn nhân là thế hệ cháu của họ. Bên cạnh đó, còn có 12.878 người đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội. Trong 6 tháng qua, các cấp hội đã xây dựng, sửa chữa 5 căn nhà tình thương; trợ cấp khó khăn 55 suất; tặng 1 xe lăn; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 12 người; thăm hỏi, tặng 30.672 phần quà cho các nạn nhân và gia đình họ.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到: