【bảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay】Điện năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều dư địa phát triển
Tại Diễn đàn công nghệ và năng lượng Việt Nam 2023 lần thứ VI diễn ra chiều ngày 14/12,Điệnnănglượngtáitạovẫncònnhiềudưđịapháttriểbảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, cần đẩy mạnh việc đầu tư sản xuất điện tái tạo, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, đáp ứng cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 - Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Tại COP26, Việt Nam đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Các chuyên gia kinh tế, hoạch định chính sách chia sẻ quan điểm phát triển năng lượng tái tạo tại diễn đàn. Ảnh: Hải Anh |
Thực hiện cam kết này, Chính phủ định hướng phát triển điện năng lượng tái tạo của Việt Nam theo hướng: đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo; đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời.
Cùng với đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu. Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Hưng khẳng định, Việt Nam có cơ hội lớn để thúc đẩy nội địa hóa năng lượng tái tạo bằng việc tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Có cơ hội tham gia vào đầu tư, vận hành, bảo dưỡng dự án điện năng lượng tái tạo và thúc đẩy chuyển đổi việc làm xanh năng lượng tái tạo.
Điện năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Ảnh minh hoạ |
Về hiện trạng phát triển năng lượng điện gió, mặt trời tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, tính đến cuối năm 2022, có 145 dự án điện mặt trời trang trại với tổng công suất 8.908 MW và sản lượng điện 15.293 GWh. Những địa phương có quy mô công suất lớn: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk.
Việt Nam có hơn 100.000 điểm điện mặt trời mái nhà với công suất 9.608 MWp sản lượng phát lên lưới đạt gần 13 tỷ kWh. Các địa phương có quy mô công suất lớn về điện mặt trời mái nhà là Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phuoc, Long An...
Theo ông Hưng, công suất đặt và sản lượng nguồn điện mặt trời, điện gió tăng nhanh với sự xuất hiện cơ chế khuyến khích sử dụng giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ). Tỷ trọng sản lượng điện gió, điện mặt trời từ mức không đáng kể năm 2018 tăng lên 13,8% năm 2022. Sản lượng điện gió cao nhất vào các tháng 1, 2, 12. Sản lượng điện mặt trời cao nhất vào các tháng 3, 4, 5, 6.
Quy mô đầu tư cho nguồn điện gió, điện mặt trời ước tính gần 20 tỷ USD. Dư nợ tín dụng xanh cho năng lượng tái tạo tính đến cuối năm 2022 là 233 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng GDP năm 2022.
Để đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo vào nguồn năng lượng quốc gia, ông Nguyễn Ngọc Hưng đề xuất, cần đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu.
Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp. Tạo cơ hội lớn thúc đẩy nội địa hóa năng lượng tái tạo thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Tham gia vào đầu tư, vận hành, bảo dưỡng dự án điện năng lượng tái tạo, thúc đẩy chuyển đổi việc làm xanh năng lượng tái tạo.
Cũng tại diễn đàn, bà Vũ Chi Mai - Giám đốc dự án Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các nước Đông Nam Á (CASE) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đánh giá năng lực của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị điện gió và điện mặt trời, bao gồm cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, các dự án thử nghiệm, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng để tối đa nội địa hóa hoạt động điện gió, điện mặt trời. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/406f299065.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。