Tại họp báo quý 1-2014 do Bộ GTVT tổ chức chiều 2-4,ĐườngsắtViệtNamsẽtaacutechthagravenhkhốbongda kq hàng loạt vấn đề nóng của ngành GTVT đã được đề cập đến, trong đó nổi cộm nhất là nghi án nhà thầu Nhật Bản JTC hối lộ một số lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) hơn 16 tỷ đồng, tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (VNA) bị bắt giữ tại Nhật Bản vì nghi tiêu thụ hàng trộm cắp…
Về nghi án hối lộ, sự chờ đợi của báo giới về diễn biến điều tra vụ án đã không được thỏa mãn khi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, người trực tiếp sang Nhật Bản xác minh vụ việc, cho biết vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tin gì. Hiện cơ quan chức năng của Nhật Bản đang điều tra, Bộ GTVT cũng đã đề nghị Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhật Bản để xác minh, điều tra sớm làm rõ. Hai nước cũng đang thảo luận về đề xuất phía Nhật Bản nghiên cứu, cải tiến quy chế vốn vay theo hình thức STEP để tăng tính cạnh tranh, tránh trường hợp đến giai đoạn mở thầu chỉ có một nhà thầu tham gia, dẫn đến việc chi phí bỏ thầu tăng cao.
Trả lời câu hỏi giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh của ngành ĐSVN, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, quản lý của ngành đường sắt đang có những bất cập nhất định liên quan đến quản lý nhà nước, chưa tách bạch giữa quản lý hạ tầng và sản xuất kinh doanh; bộ máy quá cồng kềnh. Hiện đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng trước hết là phải thực hiện Quyết định 198 của Chính phủ về tái cơ cấu, cổ phần hóa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Bộ GTVT đang chỉ đạo hết sức quyết liệt, song song tái cơ cấu sẽ triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng bổ sung nghị định để thay thế Nghị định 109, trong đó có những hướng dẫn cụ thể trong việc tách hạ tầng ra khỏi hoạt động kinh doanh vận tải.
Dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành việc tách ĐSVN thành 2 khối độc lập quản lý nhà nước ngành đường sắt và khối sản xuất kinh doanh. Sau đó, khối kinh doanh vận tải sẽ sắp xếp lại tổ chức, các đầu mối, nâng cao quản trị doanh nghiệp bằng cách rà soát các quy chế hiện hữu, tiến tới cổ phần hóa.
Về quản lý nhà nước, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, xây dựng lại định mức bảo trì, bảo dưỡng để từ đó cải tổ lại quy trình, kinh phí bảo trì bảo dưỡng đường sắt. Theo mô hình hiện hành, Tổng Công ty ĐSVN vẫn nắm hầu hết các quyền quản lý nhà nước, tự tổ chức quản lý, bảo trì xây dựng đường với số vốn được ngân sách cấp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, đồng thời nắm toàn bộ công tác tổ chức chạy tàu.
Tuy nhiên, tỷ trọng vận tải hành khách của ĐSVN liên tục giảm qua các năm - từ 9,9% vào năm 2000 còn 4,6% năm 2010, hiện tốc độ tăng trưởng của ngành chỉ đạt 2,4%.
Về vụ tiếp viên hàng không bị tạm giữ tại Nhật Bản, ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng giám đốc VNA, cho biết, phía Nhật Bản đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã cung cấp thông tin cần thiết, VNA cũng phối hợp tốt. Tuy nhiên, VNA chưa thể đáp ứng đề xuất đưa 5 nhân viên liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng trộm cắp sang Nhật Bản để phục vụ quá trình điều tra do VNA là doanh nghiệp nhà nước, việc đưa người sang nước ngoài phải tuân thủ các quy định và được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.
Liên quan đến vụ việc lật cầu Chu Va 6 và vụ người dân qua suối bằng túi ni lông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, kết quả rà soát cầu treo trên cả nước cho thấy, đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của giao thông nông thôn cần khoảng 5.000 cây cầu, trong đó số cầu thiết yếu hơn là 2.500 cầu. Bộ GTVT đã làm đề án trình Chính phủ xây dựng trước 186 cây cầu ở 28 địa phương với kinh phí 1 - 3,5 tỷ đồng/cầu, nguồn vốn chủ yếu từ trái phiếu Chính phủ và huy động ngoài xã hội. Hiện Bộ GTVT đã giao cơ quan chức năng thiết kế định hình loại hình cầu treo nông thôn, sau đó giao một số doanh nghiệp mạnh về gia công cơ khí để thực hiện.
Nguồn SGGP