当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh】Kinh tế Việt Nam 2017: Kiên trì cải cách để ổn định, phát triển kinh tế

【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh】Kinh tế Việt Nam 2017: Kiên trì cải cách để ổn định, phát triển kinh tế

2025-01-11 04:13:41 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

kinh te viet nam 2017 kien tri cai cach de on dinh phat trien kinh te

Năm 2017 Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: hà Phương.

Ổn định kinh tế vĩ mô

kinh te viet nam 2017 kien tri cai cach de on dinh phat trien kinh te
“Việc không có TPP đã đánh động Việt Nam bằng bài học đừng tăng trưởng XK chỉ dựa vào gia công, khai thác tài nguyên mà chấp nhận những đòi hỏi khắc nghiệt nhưng lại tham gia được vào chuỗi giá trị. XK có thể giảm xuống một thời gian nhưng sau đó sẽ đi lên vững chắc hơn, XK lúc đó sẽ mang ý nghĩa của bàn tay, sức lao động, trí tuệ của người Việt Nam nhiều hơn, chứ không phải của người nước ngoài ở Việt Nam”.
kinh te viet nam 2017 kien tri cai cach de on dinh phat trien kinh te

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bước sang năm 2017, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tổng quát trong phát triển kinh tế là sẽ tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.

Diện mạo kinh tế 2017 theo phác thảo của Chính phủ không có những đột biến so với 2016. Trước hết là về chỉ tiêu tăng trưởng, con số 6,7% của năm 2017 thực chất cũng chính là mục tiêu của năm 2016 mà chúng ta đã không đạt được. Bên cạnh đó, một trong những chỉ tiêu quan trọng là kim ngạch XK cũng giảm tới 3% so với mục tiêu của năm 2016 khi năm 2016 mục tiêu này được Chính phủ đặt ra là 10%, tuy nhiên năm 2016 chúng ta chỉ đạt mức tăng 8,6%. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu được quan tâm chính là việc giảm bội chi NSNN xuống mức 3,5%. Theo các chuyên gia, chính những khó khăn trong nội tại nền kinh tế cùng với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tới việc đề ra mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ và sẽ ảnh hưởng tới kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2017.

Đánh giá về những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2017, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình thế giới năm 2017 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới có thể tăng cao hơn năm 2016 nhưng vẫn phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều rủi ro. Trong khi đó, ở trong nước, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp. Việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.

Điểm nhấn từ kinh tế tư nhân

Nhận định về diện mạo kinh tế 2017, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những thuận lợi, có nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước. Về thuận lợi, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng “niềm tin rất quan trọng và năm 2016 cho thấy niềm tin của DN vào môi trường kinh tế vĩ mô đã quay trở lại. Đây chính là yếu tố thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của năm 2017. Phải tiếp tục cổ phần hóa DNNN mạnh mẽ, tăng thêm động lực của kinh tế tư nhân cùng với những chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhiều hơn”, chuyên gia Lưu Bích Hồ nói.

Theo các chuyên gia, chính thuận lợi này sẽ tạo ra một điểm nhấn trong diện mạo kinh tế 2017, đó chính là khu vực DN tư nhân. Cùng với hơn 100.000 DN được thành lập mới trong năm 2016, các chuyên gia cho rằng nỗ lực tháo gỡ rào cản gây khó khăn cho DN là động lực to lớn đem lại niềm tin, sự khởi sắc cho các DN và dòng chảy này sẽ tiếp tục trong năm 2017.

Thông điệp đã đủ mạnh, chính sách đã nhiều, định hướng đã rõ, song để các DN tiếp tục tin tưởng vào môi trường kinh doanh, về lâu dài, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, giải pháp quan trọng hiện nay là rút ngắn khoảng cách giữa chính sách và thực tế, xoá bỏ sự khác biệt giữa văn bản và thực thi. Thời gian tới cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc giám sát và đánh giá kết quả thực thi các chính sách này.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, từ trước đến nay chúng ta làm theo ngân sách hàng năm, năm 2017 là năm đầu tiên chúng ta làm kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, chúng ta cũng đã có nghị quyết về cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có nợ xấu. Như vậy, chúng ta đã minh bạch hơn, công khai hơn, có những giải pháp cụ thể hơn để người dân giám sát và các DN sau khi tiếp cận với các nghị quyết này sẽ thấy yên tâm trong đầu tư phát triển sản xuất.

Chờ đợi một cú hích

Về khó khăn, các chuyên gia cho rằng năm 2017 Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề bội chi ngân sách, nợ công tăng cao…, bên cạnh đó những diễn biến bất lợi của thời tiết có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Một khó khăn nữa mà từ cuối năm 2016 đã được nhắc đến nhiều đó là việc ký kết Hiệp định TPP bị đình trệ. Theo đánh giá, việc không có TPP có thể làm thay đổi diện mạo của kinh tế Việt Nam, bởi trước đó, chúng ta đã rất kỳ vọng vào sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế khi hiệp định này được ký kết. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, khi TPP không còn là điểm sáng thì không những đầu tư gián tiếp mà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ giảm đáng kể, chưa kể nguồn kiều hối. Bên cạnh đó, một điểm gây cản trở chính là điểm tín nhiệm đầu tư của Việt Nam vẫn thấp khi 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn trên thế giới đều đánh giá Việt Nam là nơi không khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, ông Donal Trump trúng cử tổng thống Mỹ có thể có tác động đến XK của Việt Nam.

Chuyên gia Lưu Bích Hồ thì cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là tài chính, ngân sách, liên quan đến vấn đề này chính là vấn đề tỷ giá, tiền tệ.

Trước bối cảnh khó lường của kinh tế, chính trị thế giới nói chung, Chính phủ cần theo dõi sát sao các diễn biến, có phương án dự phòng để có phản ứng phù hợp. Chính trong bối cảnh không thuận lợi, chúng ta càng cần cải cách mạnh mẽ hơn, ví dụ, chưa có TPP thì phải chuẩn bị trước các điều kiện, cố gắng thực hiện đúng cam kết. Đây là phương sách tốt nhất để phát triển kinh tế.

Chuyên gia Võ Trí Thành thì cho rằng, thị trường, công chúng vẫn rất kỳ vọng vào hai điểm: Một là, sự quyết tâm mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thể hiện rõ hơn bằng những hành động, qua đó thể hiện được những kết quả thực tế. Hai là, chương trình cải cách cơ cấu gắn với cải cách thể chế và hội nhập cho đến nay vẫn còn dang dở, vì thế công chúng và thị trường vẫn trông chờ một cú hích, một bước đột phá mạnh mẽ hơn, triệt để hơn đẩy công cuộc cải cách này lên một bước.

Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu Chính phủ tiếp tục đi theo hướng như hiện nay, đẩy thêm hành động thực tế, tăng sự giám sát của người dân, tăng kỷ cương nội bộ trong bộ máy Nhà nước để đạt được sự vận hành tốt hơn của Chính phủ thì chắc chắn sẽ có tác động tốt hơn nữa vào môi trường kinh doanh và làm cho người dân, DN yên tâm hơn khi tham gia vào sự phát triển của đất nước.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

“Việt Nam đang có những tiến triển về cải thiện môi trường kinh doanh. Trong báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 vừa ban hành, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được nâng hạng từ thứ 91 (trên 190 quốc gia) năm 2011 lên thứ 82 (trên 189 quốc gia) . Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đứng sau các nước phát triển hơn trong khu vực như Singgapore, Malaysia và Thái Lan. Việt Nam cần duy trì những cải cách trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế như tái cơ cấu khu vực tài chính, tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu đầu tư công để tạo điều kiện cho DN phát triển và tạo thêm nhiều việc làm trong nước”.

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cam kết đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để hỗ trợ mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất nhiều hơn. Hiện đã có các dấu hiệu cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay đang phải đối mặt với những hạn chế tăng trưởng mang tính cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm đà, và viễn cảnh kinh tế vĩ mô cho thấy, rủi ro suy giảm bất định ngày càng tăng. Tăng trưởng đã trở nên quá phụ thuộc vào tích lũy các yếu tố sản xuất (vốn, tài nguyên) và các gói kích thích (chính sách tín dụng và tài khóa nới lỏng) trong khi đó năng suất đang giảm xuống. Xu hướng này cho thấy nhu cầu phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, vốn và nhân lực cần phân bổ theo nguyên tắc thị trường, còn tăng trưởng kinh tế cần được đảm bảo bằng ổn định kinh tế vĩ mô, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

Ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:

“Các chính sách kinh tế của Chính phủ, đặc biệt quyết tâm đối với cải cách, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất lao động là quan trọng. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là câu chuyện liên quan đến hội nhập. Bây giờ, đang có nhiều băn khoăn về bối cảnh quốc tế, động lực từ bên ngoài không còn nhiều và sẽ thay đổi trong thời gian tới, nên động lực trong nước vẫn là yếu tố phải duy trì. Nhà nước càng phải kiên định mục tiêu cải cách, phải tự thân cải cách môi trường kinh doanh và cần đối thoại với doanh nghiệp nhiều hơn để có những chính sách tập trung và hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đấy là nền tảng để Việt Nam có được tăng trưởng trong dài hạn. Lâu nay, cách điều hành nền kinh tế ở nước ta chưa chú ý đến vấn đề dài hạn và chất lượng tăng trưởng. Cách điều hành này không chú ý nhiều đến cải cách, trong khi chính những cải cách đó về bản chất là tái cơ cấu nền kinh tế, làm cho thị trường được mở rộng hơn, bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Nếu nước ta vẫn tiếp tục chậm thay đổi, chậm cải cách, động lực trong nước cũng sẽ giảm dần và cơ hội tạo đột phá sẽ khó hơn rất nhiều”.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam:

“Kinh tế trên đà phục hồi, các chính sách đã bao quát được các yêu cầu về phát triển, đảm bảo thu nhập cho người dân. Do đó tin rằng năm 2017 thị trường BĐS sẽ phát triển tích cực, bám sát nhu cầu của xã hội. Thị trường BĐS có mối quan hệ hữu cơ đối với các ngành nghề khác như ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nó đặt ra nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nằm trong chính sách phát triển của các địa phương. Do nhu cầu phát triển BĐS mà các địa phương đã đón bắt nó và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, do đó nhiều địa phương đã tích cực tập trung cùng Trung ương phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ và tiện ích hơn, đây là yếu tố có tính chất thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, việc phát triển thị trường BĐS không chỉ tác động vào riêng kinh tế của ngành BĐS mà còn có tác động đến các ngành kinh tế khác, tạo ra nhiều hơn cơ sở vật chất xã hội của đô thị, tạo ra nguồn cung để thỏa mãn nhu cầu của xã hội ngày một nâng cao. Điều này sẽ tạo cơ sở cho phát triển kinh tế năm 2017 cũng như các năm sau ổn định bền vững hơn”.

Hoài An

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读