Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 khách tham dự,ếgiớiphẳngCơhộiđanxencùngtháchthứcchodoanhnghiệpsảnxuấtchếtạbảng xếp hạng vô địch nhật bản là các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo tại khu vực phía Bắc, Việt Nam.
Hội thảo nhận được sự quan tâm của chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo |
Phân tích của chuyên gia, cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu khi Mỹ thông báo áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Các mặt hàng chịu thuế là máy cơ khí, máy móc thiết bị điện và điện tử. Các tập đoàn lớn đã ngầm khởi động chương trình tìm kiếm một thị trường mới để đổ bộ và xây dựng những xưởng sản xuất mới và ngoài Việt Nam. Các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều là những ứng cử viên nặng ký cho vai trò “đại công xưởng mới” sắp hình thành. Chính điều này cũng đặt ra câu hỏi: Việt Nam đang nằm ở đâu trong cán cân so sánh đó? và đây là cơ hội hay thách thức trong thời điểm này?
Chia sẻ tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại tăng cao, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành “công xưởng mới” của thế giới. Đặc biệt, khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam với lịch sử phát triển cơ khí lâu đời, thuận lợi về vị trí địa lý để đón nhận luồng dịch chuyển sản xuất và hấp dẫn vốn đầu tư cao - với số vốn đầu tư cao nhất cả nước đạt 4,87 tỷ USD tại thành phố Hà Nội… là những cơ hội lớn cho doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Trần Ngọc Minh Trí - Giám đốc cải tiến liên tục cho Decathlon toàn Khu vực Nam Á: Cơ hội chính mà doanh nghiệp có được khi áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 chính là tăng cấp số nhân vận tốc quản trị, phát triển văn hóa dữ liệu cho doanh nghiệp và hỗ trợ giảm chi phí, rút ngắn thời gian đào tạo quản lý trung cấp.
Cùng chung quan điểm với tiến sĩ Trần Ngọc Minh Trí, các diễn giả phân tích thêm, ngành chế tạo cơ khí nói riêng và khối ngành công nghiệp tại Việt Nam nói chung đang có những bước dịch chuyển lớn, khi mà cách mạng công nghiệp 4.0 đã không còn là một điều mới lạ mà dần trở thành một xu hướng không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất. Một thời đại khi hệ thống vận hành không còn phụ thuộc vào con người, thiết bị máy móc cần được cải tiến để trở nên thông minh và tối ưu hóa hết khả năng hoạt động.
Tuy nhiên, cùng với những cơ hội thì sẽ đan xen không ít thách thức. Đó là, doanh nghiệp phải đối đầu với những gia tăng chi phí cao, đáp ứng sự chuẩn xác của quy trình và tính kỷ luật, sự thay đổi trong cơ cấu quản trị. Vấn đề đặt ra với rất nhiều sự biến đổi và đòi hỏi một bước cải tổ lớn, doanh nghiệp cần đặt ra một chiến lược dài hạn để giữ vững lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu của thời đại “Thế giới phẳng 4.0”... Chính bản thân doanh nghiệp cũng chia sẻ, tự nhận thấy mình vẫn đang loay hoay với việc cải tiến và tìm kiếm con đường đi đúng đắn để bắt kịp những nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
Mặc dù vậy, chia sẻ tại hội thảo, các diễn giả vẫn tin tưởng, ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam và mỗi doanh nghiệp trong ngành đều đang đứng trước bước ngoặt mang tính chiến lược để có thể phát triển bền vững trong thời điểm này.