您的当前位置:首页 > La liga > 【bao bong da .com.vn】Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Làm sao để bền vững, tránh rủi ro? 正文

【bao bong da .com.vn】Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Làm sao để bền vững, tránh rủi ro?

时间:2025-02-04 01:32:18 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Cơ sở chế biến hạt điều xuất khẩuDo đó, doanh nghiệp (DN) Việt cần phải thay đổi tư duy làm hàng xuấ bao bong da .com.vn

nong

Cơ sở chế biến hạt điều xuất khẩu

Do đó,ấtkhẩunôngsảnsangTrungQuốcLàmsaođểbềnvữngtránhrủbao bong da .com.vn doanh nghiệp (DN) Việt cần phải thay đổi tư duy làm hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực thông qua đầu tư cho kỹ thuật sản xuất, công nghệ hiện đại…để đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường.

Lắm thách thức, nhiều rủi ro

Theo thống kê của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của một số mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, cao su, trái cây, rau quả, thủy sản...

Điển hình trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, chiếm 22% tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu năm 2018. Bên cạnh đó, hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trái cây, rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 2,78 tỷ USD, chiếm trên 70% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm 2018.

Hiện kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc chiếm 1/10 kim ngạch thương mại nông sản toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 8,8%/năm – là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản.



Mặc dù đạt được con số như vậy, song theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chưa thực sự bền vững và chứa đựng nhiều rủi ro. “Hiện nay xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu vẫn còn qua đường tiểu ngạch với quy mô nhỏ lẻ, không ổn định về thị trường. Do đó, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị ứ đọng tại các cửa khẩu, rớt giá thảm hại…”, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết.

Theo thống kê có đến 60% - 70% nông sản, thủy sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Trong lĩnh vực trái cây, hiện chỉ có một số loại quả được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là dưa hấu, thanh long, chuối, vải, mít, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng... Còn lại, đa số xuất khẩu tiểu ngạch, kể cả một số loại trái cây có lượng xuất khẩu khá lớn như bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, mãng cầu.

“Bản chất thực sự của con đường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đều do các thương lái sang tận nơi để tìm nguồn hàng. Bản thân các doanh nghiệp Việt chưa hiểu rõ về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, thiếu thông tin và chưa chủ động khai thác thị trường này”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết .

Bên cạnh đó, theo ông Long, lâu nay hình thức xuất khẩu này thường không chú ý truy xuất nguồn gốc của hàng hóa nên việc xây dựng thương hiệu, nhãn hàng khi xuất khẩu dường như không có; chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh kém, năng lực thiết kế bao bì, nhãn mác còn hạn chế… “Nếu cứ tiếp diễn con đường xuất khẩu tiểu ngạch thì DN Việt, hàng hóa Việt sẽ không có tên tuổi, vị trí cũng như sự phát triển trong tương lai tại thị trường Trung Quốc”, ông Long nhấn mạnh.

Điều đáng nói nữa là, xuất khẩu tiểu ngạch thì sự ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán rất lỏng lẻo, chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là khi có kiện tụng, DN xuất khẩu nước ta sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

Xuất khẩu chính ngạch mới duy trì sự bền vững

Nhận định về thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, ông Vũ Bá Phú cho biết, trong lựa chọn hàng nông sản, người tiêu dùng Trung Quốc không còn đặt giá cả là ưu tiên số một như trước đây. Thay vào đó, thị trường này đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, có tiêu chí nhất định về khâu chế biến và gia công của sản phẩm nông sản.

“Do đó, quan trọng nhất là DN Việt cần phải đầu tư cho kỹ thuật sản xuất, công nghệ hiện đại trong chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật,…đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, DN xuất khẩu Việt Nam cần nâng cao năng lực thiết kế bao bì, nhãn mác tiếng Trung Quốc và chế định ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông sản của mình”, ông Phú nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phú, vấn đề quan trọng nữa là DN Việt cần thay đổi tư duy làm ăn, hướng đến xuất khẩu bằng con đường chính ngạch. Hiện nay, Chính phủ 2 nước thống nhất quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch. Tất nhiên, khi đi bằng con đường chính ngạch, DN sẽ vướng phải nhiều rào cản kỹ thuật, song đây cũng là giải pháp để xuất khẩu hiệu quả, bền vững, tránh rủi ro nên DN buộc phải nỗ lực.

Được biết, hiện Bộ Công thương đang có kế hoạch tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để mở các lớp tập huấn cũng như cung cấp thông tin cho DN về thị trường, yêu cầu cũng như các quy định của Trung Quốc, nhất là vào các vụ mùa thu hoạch từng sản phẩm nông sản.

Tố Uyên