Hỗ trợ 100% kinh phí cho đối tượng thuộc diện chính sách
Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện. Theíđiểmhỗtrợngườicainghiệnmatúytạicơsởngoàicônglậtỷ lệ vô địch tây ban nhao đó, tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập, ngân sách sẽ hỗ trợ 100% chi phí điều trị cho các đối tượng thương binh, người nhiễm chất độc da cam, người nghèo, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi…
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ, chi điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường.
Dự thảo cũng đưa ra mức thí điểm hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập.
Theo đó, trong giai đoạn 2018 - 2020 sẽ thực hiện thí điểm hỗ trợ người cai nghiện ma túy tự nguyện tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Mức hỗ trợ tương tự với cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn.
Sở lao động - thương binh và xã hội trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn cơ sở ngoài công lập tham gia thí điểm, thực hiện ký kết hợp đồng chi trả kinh phí hỗ trợ cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở.
Dự thảo quy định, ngoài các khoản ngân sách nhà nước đảm bảo, hỗ trợ, người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập và ngoài công lập phải đóng góp các khoản chi phí khác bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể thao; học văn hóa, học nghề (nếu đối tượng có nhu cầu), điện, nước, vệ sinh, khấu hao, hao mòn tài sản cố định, chi phí phục vụ, quản lý và các khoản chi phí hợp lý khác.
Hỗ trợ chi phí quản lý người cai nghiện tại cộng đồng
Đối với chế độ cai nghiên ma túy tại nhà và cộng đồng, ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cho việc quản lý, bảo vệ người cai nghiện. Những cán bộ cấp xã tham gia vào công tác quản lý người cai nghiện tại cộng đồng được hỗ trợ tối đa 350 nghìn đồng/người/tháng. Cán bộ điều trị trong thời gian điều trị cắt cơn cho người nghiện được hỗ trợ 100 nghìn đồng/người/ngày.
Người nghiện ma tuý cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hoặc gia đình của người nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp một số khoản chi phí trong thời gian cai nghiện như chi phí khám sức khoẻ; xét nghiệm phát hiện chất ma tuý và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn; tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện; tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở điều trị cắt cơn; chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện (nếu có).
Mức đóng góp do địa phương quyết định theo nguyên tắc đảm bảo đủ chi phí, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Ngoài ra, người cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy mức 400.000 đồng/người/lần thực hiện cai nghiện tự nguyện./.
Bùi Tư