Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm Việc làm bền vững trong DN điện tử tại Việt Nam do Viện Khoa học lao động và xã hội (KHLĐ&XH),ệpđiệntửkhótuyểndụnglaođộngkỹthuậna uy vs scotland Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức, ngày 31/1.
Theo kết quả khảo sát của Viện KHLĐ&XH, DN điện tử tăng mạnh trong những năm qua, từ 307 DN năm 2006 lên 1.165 DN năm 2015, bình quân 16,35/năm. Trong đó, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất.
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện KHLĐ&XH cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Điện tử Việt Nam chủ yếu do đã thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhất là ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.
Đây cũng là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 22,9 tỷ USD năm 2012 lên hơn 71 tỷ USD năm 2017, gấp 2,5 lần ngành Dệt may và gấp gần 5 lần ngành Da giày. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử Việt Nam là nhờ vào các DN FDI.
Ông Vinh nhận định, số lượng lao động làm việc trong ngành Điện tử trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, các DN điện tử sẽ là môi trường làm việc rộng mở cho người lao động trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc trong ngành này là không cao, với khoảng 68,75% chưa có bằng cấp chứng chỉ, tỷ lệ này ở khu vực FDI còn cao hơn. Có tới 80% DN điện tử khó tuyển dụng lao động kỹ thuật.
Về thu nhập bình quân tháng của lao động ngành này tại khu vực FDI được đánh giá luôn cao hơn so với DN điện tử nói chung và các ngành khác, nhưng lại cũng có sự chênh lệch tiền lương cao nhất giữa nhóm cao nhất và thấp nhất.
Cũng theo ông Vinh, xu thế thay đổi công nghệ trong bối cảnh cách mạng 4.0 tất yếu sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm và chất lượng việc làm của lao động trong ngành Điện tử. Đặc biệt là những thách thức về thiếu lao động qua đào tạo, lao động có kỹ năng không phù hợp và lao động bị già hóa. Lao động trong ngành Điện tử của Việt Nam còn yếu về khả năng ngoại ngữ, tuy nhiên lại được đánh giá cao về kỹ năng an toàn và tuân thủ kỷ luật lao động.
Từ những thực tế này, để thúc đẩy tạo việc làm bền vững trong ngành Điện tử ông Vinh đề xuất DN trong ngành này cần thực hành trách nhiệm xã hội DN về lao động thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn và thực thi pháp luật lao động. Trong đó, cần đảm bảo an ninh việc làm, việc làm ổn định tránh sa thải lao động nhất là lao động sau 35 tuổi. Cùng với đó là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, đảm bảo tiền lương và phúc lợi cho người lao động./.
Mai Đan