Mới đây,ửasángchosảnphẩmchănnuôsalernitana đấu với monza Tập đoàn Mavin và Công ty Sojitz Nhật Bản thông tin việc hợp tác xuất khẩu thịt lợn cấp đông Việt Nam sang thị trường Myanmar với khoảng 26 tấn mỗi tháng. Trước đó, Công ty TNHH Koyu &Unitek tại tỉnh Đồng Nai đã đưa được sản phẩm thịt gà sang thị trường khó tính là Nhật Bản. Koyu &Unitek có kế hoạch xuất khẩu lên 1.000 tấn/ tháng. Bên cạnh đó, hiện một số DN như CP, Ba Huân... cũng đang triển khai hệ thống chế biến, xúc tiến thị trường để nâng cao năng lực mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm những thị trường tiềm năng khác. Việc ngày càng nhiều DN đưa sản phẩm chăn nuôi xuất ngoại phản ánh sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam đang được nâng cao. Đó là những DN lớn có năng lực về vốn, công nghệ, thị trường như những đầu tàu dẫn dắt ngành chăn nuôi ngày càng lớn mạnh. Có những DN đi đầu, ngành chăn nuôi sẽ từng bước nâng cao quy mô, chất lượng sản phẩm, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm Việt Nam hiện chủ yếu là DN FDI, mà thiếu đi dấu ấn DN nội địa. Theo các chuyên gia, điều này cũng là bình thường bởi quá trình nâng cao quy mô, chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi không thể không có sự tham gia của các DN FDI. DN FDI ngoài việc tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước, họ cũng là một kênh quan trọng để DN nội địa học hỏi, hợp tác cùng lớn mạnh. Nhưng đây cũng là một bài toán với không chỉ DN nội địa, người nông dân mà còn là của các cơ quan quản lý để làm sao kết nối được nhiều hơn, hiệu quả hơn giữa DN FDI với DN nội và nông dân tạo thành những chuỗi sản xuất, kinh doanh chặt chẽ. |