当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tỉ số psv】Ngành Hải quan: Một năm chật vật thu ngân sách

Số thu ngân sách đến sáng ngày 31/12 của toàn ngành Hải quan đạt 315.581 tỷ đồng
Hội nghị cán bộ,ànhHảiquanMộtnămchậtvậtthungânsátỉ số psv công chức, viên chức ngành Hải quan năm 2020
Ngành Hải quan đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại
Thứ trưởng Vũ Thị Mai: Vượt khó đại dịch Covid-19, ngành Hải quan triển khai xuất sắc nhiều nhiệm vụ
Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng ngành Hải quan vẫn phấn đấu thu ở mức cao nhất. Trong ảnh: hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Cục Hải quan Quảng Ninh)	Ảnh: Tuấn Anh
Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng ngành Hải quan vẫn phấn đấu thu ở mức cao nhất. Trong ảnh: hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Cục Hải quan Quảng Ninh) Ảnh: Tuấn Anh

Khó chồng khó

Trong năm 2020, mặc dù chịu các tác động nặng nề của dịch Covid-19 nhưng hoạt động XNK vẫn ghi nhận những nét tích cực. Theo số liệu thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến ngày 15/12/2020, tổng trị giá XNK hàng hóa đạt 515,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa XK ước đạt 267,22 tỷ USD, tăng 6,1% và NK đạt 248,04 tỷ USD, tăng 2,7%.

Bà Lê Như Quỳnh, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu:

Ngành Hải quan đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu giai đoạn 2021-2025

Bà Lê Như Quỳnh, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu
Bà Lê Như Quỳnh, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu

Về khía cạnh phát triển nguồn thu bền vững, ngành Hải quan đã và đang chủ động tham gia xây dựng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng tăng cường nhận diện, quản lý hiệu quả các doanh nghiệp nộp ngân sách chủ lực. Đồng thời, nghiên cứu biện pháp thu thuế đối với hàng hóa mới phát sinh trong thương mại quốc tế.

Để ổn định khai thác nguồn thu, trong thời gian tới, ngành Hải quan đặt mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Coi trọng việc bảo đảm yếu tố đúng, đủ, thống nhất trong hoạt động nghiệp vụ hải quan nói chung, hoạt động nghiệp vụ về thuế nói riêng. Các cục hải quan tỉnh, thành phố cần chỉ đạo, thống nhất các chi cục thuộc phạm vi quản lý đảm bảo yếu tố đúng đủ và thực hiện có hiệu quả các chính sách pháp luật về hải quan. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan cần kiểm soát bảo đảm yếu tố triển khai đồng bộ các chính sách, quy định trong lĩnh vực hải quan trong phạm vi toàn Ngành. Song song với đó, thực hiện tốt công tác thu thuế và công tác miễn, giảm, hoàn thuế. Bởi miễn, giảm, hoàn thuế bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện, số tiền thuế miễn, giảm, hoàn, được tính toán chính xác cũng là giải pháp giúp đảm bảo nguồn thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.

Đối với hỗ trợ công tác quản lý thuế, ngành Hải quan cũng sẽ tăng cường và coi trọng việc ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin, chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong các hoạt động quản lý thuế.

Với việc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trên, tôi tin tưởng, ngành Hải quan sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Hồng Nụ (ghi)

Điều này cho thấy, mỗi năm tình hình thu ngân sách của ngành Hải quan đối mặt những khó khăn khác nhau. Năm 2020 dù dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội làm cho công tác thu NSNN gặp nhiều khó khăn, nhưng quy mô thu ngân sách cả giai đoạn 2016 - 2020 vẫn tăng khoảng 1,3 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Đặc biệt, 5 năm gần đây (2015-2019), toàn Ngành luôn thu vượt chỉ tiêu, số thu năm sau cao hơn năm trước và tính chung cả giai đoạn này thu được gần 1,5 triệu tỷ đồng, riêng năm 2019 đạt số thu cao kỷ lục là 348.711 tỷ đồng. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng ngành Hải quan vẫn phấn đấu thu ở mức cao nhất- 315.000 tỷ đồng, đạt 93,2% chỉ tiêu dự toán.

Từ kết quả này có thể thấy, công tác thu NSNN của ngành Hải quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19. Bởi khi dịch bùng phát, để đảm bảo công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả cao, nhiều cửa khẩu đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này khiến cho hoạt động thông quan, XNK và nhiều hoạt động khác của DN bị ngưng trệ. Trong đó, nhiều đơn hàng của DN bị hoãn hủy, thậm chí nhiều DN bị phá sản do không còn “sức cầm cự”. Và tất nhiên, DN tham gia hoạt động XNK “ốm” thì công tác thu ngân sách của ngành Hải quan là lĩnh vực chịu ảnh hưởng đầu tiên và rõ nét nhất.

Bên cạnh đó, khi dịch bùng phát, nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế, kéo theo đó lượng hàng hóa, nhất là mặt hàng ô tô NK nguyên chiếc giảm cũng là nguyên nhân khiến cho công tác thu của ngành Hải quan gặp khó khăn. Đặc biệt, tại thời điểm xây dựng dự toán, giá dầu thô được dự báo đạt 60 USD/1 thùng, tuy nhiên, tính đến nay, giá dầu thô giảm xuống còn 40 USD/1 thùng đã trực tiếp làm trị giá của các mặt hàng XNK, gián tiếp giảm thu NSNN; một số dự án điện lớn đã hoàn thành làm giảm nguồn thu từ máy móc thiết bị, phụ tùng NK.

Mặt khác, công tác thu ngân sách còn phải đối mặt với vấn đề cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Năm 2020, thuế suất NK của các FTA tiếp tục cắt giảm sâu, đặc biệt là hàng hóa có kim ngạch lớn, thuế suất cao, số thu chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cam kết gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch NK hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ thuế NK sau lộ trình tương đối ngắn.

Cùng doanh nghiệp vượt khó để giải bài toán thu

Năm 2020, ngành Hải quan được giao dự toán pháp lệnh thu ngân sách là 338.000 tỷ đồng, nhưng chỉ tiêu này khó có thể đạt được trước bối cảnh tình hình ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Do đó, ngay từ đầu năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ban hành Chỉ thị 1040/CT-TCHQ yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2020. Triển khai có hiệu quả Quyết định 924/QĐ-TCHQ ngày 27/3/2020 về giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho các cục hải quan tỉnh, thành phố, đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi, xử lý nợ thuế...

Trong đó, giải pháp tổng thể đã và đang được ngành Hải quan tập trung thực hiện là quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ giúp DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, qua đó tăng thu ngân sách.

Ngoài ra, cùng với các giải pháp tạo thuận lợi, để chống thất thu, ngành Hải quan cũng tập trung rà soát, nắm chắc tình hình thu thuế, quản lý nợ thuế ở từng đơn vị hải quan địa phương. Chủ động rà soát, kiểm tra và phát hiện những vi phạm trong lĩnh vực phân loại hàng hóa, xác định trị giá hay xuất xứ của hàng hóa, từ đó thực hiện truy thu, ấn định thuế; tăng cường công tác quản lý, đấu tranh chống buôn lậu thương mại qua giá, mã, C/O, miễn, giảm, hoàn thuế, công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu đối với các DN có hoạt động XNK hàng hóa có trị giá lớn, thuế suất cao, hàng hóa NK của các DN từ các thị trường có nghi vấn; hàng hóa khai báo thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng khai thuộc đối tượng miễn thuế, hoàn thuế… để kiểm tra, kịp thời phát hiện vi phạm, tiến hành truy thu thuế cho ngân sách. Toàn Ngành thực hiện nghiêm, quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ.

Tập trung chống thất thu, kiểm tra sau thông quan, không để nợ thuế XNK phát sinh. Song song với việc đôn đốc thu nợ, toàn ngành Hải quan đang đẩy mạnh việc thực hiện xử lý nợ thuế không còn khả năng thu theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội, trình các cấp có thẩm quyền, UBND, Bộ Tài chính khoanh nợ, xóa nợ thuế đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng...

分享到: