Trước đó,ĐồngThápxửlýcơsởkinhdoanhkgđườngcátnhậplậutừTháty so barca ngày 29/8/2024, Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.T.P.N do ông Nguyễn P.H làm chủ, địa chỉ: xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; ngành nghề kinh doanh: mua bán bách hóa tổng hợp.
Lực lượng chức năng làm việc với cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Cục QLTT Đồng Tháp
Tại thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 3 phát hiện Hộ kinh doanh N.T.P.N đang kinh doanh 10 bao (50kg/bao) đường cát trắng, xuất xứ: Thái Lan (bằng 500kg), không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật; trị giá tang vật gần 10 triệu đồng.
Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh thừa nhận toàn bộ 10 bao đường cát trắng, xuất xứ: Thái Lan nêu trên, không có hóa đơn chứng từ, lô đường này là hàng hóa nhập lậu.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh về hành vi vi phạm nêu trên, với số tiền phạt 6 triệu đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm theo quy định.
Số đường cát nhập lậu tại cơ sở kinh doanh bị tạm giữ. Ảnh: Cục QLTT Đồng Tháp
Cũng liên quan đến hàng hóa không rõ nguồn gốc, trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra đột xuất và đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng, tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm theo quy định đối với 02 hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Cụ thể, tại một cơ sở kinh doanh quần áo, lực lượng chức năng thu giữ 10 chiếc quần jean và 6 chiếc áo khoác trị giá hơn 8 triệu đồng. Còn tại cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy, đoàn kiểm tra phát hiện tại đây bán hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, với tổng giá trị hơn 6 triệu đồng. Cả hai hộ kinh doanh này đều bị xử phạt và tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Để bắt kịp xu hướng phát triển và triển khai truy xuất nguồn gốc trên thế giới, bảo vệ người tiêu dùng bởi sự bủa vây của hàng hóa nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, ngày 28/03/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2024.
Thông tư tập trung quy định về: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Theo TS Hà Minh Hiệp - Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc xây dựng Cổng thông tin do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (NBC) làm chủ đầu tư đã hoàn thành vào năm 2022.
Cổng thông tin đóng vai trò như cầu nối để kết nối tất cả thành phần tham gia, cụ thể là giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng đều thông qua Cổng thông tin để kết nối, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm.
Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Thực hiện, giám sát, đánh giá các công việc liên quan quản lý truy xuất nguồn gốc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời, phù hợp.
Duy Trinh(t/h)