Cụ thể,êngiakhuyếncáongườitiêudùngđảmbảoantoànthựcphẩmdịpTếbảng xếp hạng nhật bản theo PGS.TS Nguyễn Quang Dũng - Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng (Đại học Y Hà Nội): Vào dịp Tết Trung thu hàng năm, nhu cầu tiêu dùng về bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu các loại tăng cao, bao gồm cả số lượng và chủng loại. Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài chưa được kiểm nghiệm chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan tại các cửa hàng, chợ đầu mối, nhỏ lẻ..., gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Trung thu, bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, bác sĩ Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nêu cao trách nhiệm, lương tâm trong sản xuất; thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP). Trước hết, phải đảm bảo điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm và việc tự công bố sản phẩm.
Các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần bảo quản sản phẩm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Đối với bánh Trung thu, cần bày bán và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ. Tuyệt đối không được bán bánh trôi nổi, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bị mốc, hỏng.
Đối với người tiêu dùng, để đón Tết Trung thu vui tươi, lành mạnh mọi người cần nâng cao ý thức về đảm bảo ATTP, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức trong lựa chọn, bảo quản và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo sử dụng bánh an toàn nhất cho mình.