【thứ hạng của giải ngoại hạng bahrain】Hoàn thiện nghị định về quản lý hải quan với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

SCB chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP Hoàn thiện chính sách,ànthiệnnghịđịnhvềquảnlýhảiquanvớihànghóagiaodịchquathươngmạiđiệntửthứ hạng của giải ngoại hạng bahrain tăng cường quản lý nhà nước về thẩm định giá Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
Cải cách hiện đại hoá hải quan......0
Ảnh minh họa.

Dự thảo nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đã được Bộ Tài chính mà cụ thể là Tổng cục Hải quan tích cực phối hợp với các bộ, ngành và tham vấn ý kiến doanh nghiệp để hoàn thiện và trình Chính phủ bản đầu tiên hồi cuối năm 2021.

Mới đây, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp về các nội dung còn nhiều ý kiến như: gửi thông tin tờ khai; ngăn chặn lợi dụng chính sách miễn thuế; ấn định thuế và xử lý số tiền thuế đã nộp; xác định trị giá hải quan...

Trên cơ sở các ý kiến đã thống nhất, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Dự thảo nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử quy định các vấn đề trọng tâm như quy định cụ thể đối tượng điều chỉnh là các sàn giao dịch, website thương mại điện tử bán hàng (bao gồm cả các sàn giao dịch, website thương mại điện tử bán hàng ở nước ngoài), các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.

Dự thảo cũng quy định cụ thể ưu đãi về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, cụ thể là được miễn thuế nhập khẩu, miễn giấy phép, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với các đơn hàng nhập khẩu với trị giá hàng hóa nhất định.

Bên cạnh đó, tại dự thảo nghị định có các nội dung quy định nhằm đảm bảo thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa để phục vụ công tác quản lý từ khi phát sinh đơn hàng đến khi thông quan hàng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc hàng hóa thực xuất (đối với hàng xuất khẩu).

Cơ quan soạn thảo đề xuất cơ cấu nghị định chia thành các nhóm hàng hóa và trên cơ sở đó quy định cụ thể thủ tục hải quan đối với từng nhóm hàng nhằm đảm bảo thủ tục khai báo hải quan đơn giản, thời gian thông quan nhanh chóng, phù hợp với từng nhóm hàng.

Song song, dự thảo nghị định quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các đối tượng này, ví dụ như các sàn giao dịch, website thương mại điện tử bán hàng hoặc các đơn vị được ủy quyền thực hiện phải gửi thông tin đơn hàng đến hệ thống trước khi thực hiện làm thủ tục hải quan…

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
下一篇:Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?