Theậtlạđầukhủnglongđuôicádạtvàobờhồgiải hạng nhất thụy điểno những tin tức mới nhất trên báo An Ninh Thủ Đô, vụ việc xảy ra sáng 3/8, khi nhiều khách du lịch đang đi dạo xung quanh bờ hồ Hollingworth ở Rochdale (Anh) để tận hưởng bầu không khí trong lành. Nhiều người đã thực sự ngỡ ngàng và choáng váng khi nhìn thấy xác một sinh vật lạnằm sõng soài trên mặt đất.
Xác sinh vật lạ trôi dạt vào bờ hồ nước Anh có chiều dài gần 2m
Con ‘thủy quái’ dài đến gần 2m, thân cá nhưng có hàm răng sắc nhọn, lởm chởm như bàn chông và đã phân hủy bốc mùi. Du khách đã chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội, những bức ảnh của họ gây ra hai luồng tranh cãi về nguồn gốc bí ẩn của sinh vật lạ. Có người cho rằng đây là một loài quái vật cổ xưa, trong khi nhiều người khác khẳng định nó là một con cá chó nước ngọt dạt vào bờ.
“Ban đầu tôi nghĩ rằng nó là một con cá sấu nhưng hình như nó giống một sinh vật cổ xưa hơn”, anh Jonny Beckett, 32 tuổi cho biết. Tuy nhiên, những người dân sống quanh khu vực hồ Hollingworth cũng cho biết họ thường xuyên nhìn thấy những con cá chó tương tự trong hồ, kích thước trung bình của chúng dài khoảng 1,2m.
Được biết, hồ Hollingworth, nơi phát hiện ra loài sinh vật lạ nói trên rộng khoảng 5km vuông, cách hồ quái vật nổi tiếng Loch Ness 400 dặm. Dù khoảng cách địa lý khá xa nhưng nhiều người dân Anh vẫn tin rằng có một mối liên quan nào đó giữa quái vật ở Loch Ness với xác ‘thủy quái’ tìm thấy hôm 3/8.
Dù xác sinh vật lạ này đã phân hủy và bốc mùi nhưng vẫn có thể nhìn rõ hàm răng sắc nhọn như bàn chông, khiến nhiều người liên tưởng đến thủy quái
Trước đó, vào khoảng đầu tháng 6/2015, xác một sinh vật lạ đầy máu bị xé nát để lộ hết cả xương được phát hiện trên bờ biển gần sân bay Shakhtersk trên đảo Sakhalin của Nga. Nó dường như có một lớp lông bao phủ trên cơ thể và mỏ như chim. Các nhà sinh vật học vẫn chưa thể xác định xác nó là sinh vật gì.
Mặc dù vậy, Phó phòng Dự báo tại Trung tâm nghiên cứu Thủy sản và Hải dương học Sakhalin, ông Nikolay Kim tin rằng sinh vật lạ thuộc “một loài cá heo khổng lồ”. “Dựa trên những đặc điểm của da, nó có thể là một loài cực hiếm. Nó có thể được một dòng hải lưu ấm đưa tới vùng biển quanh đảo Sakhalin và tử vong khi bơi vào vùng nước lạnh. Tôi có thể tự tin khẳng định đây là một loài cá heo. Mặc dù vậy, điều bất thường là cơ thể nó có lông, trong khi cá heo không có lông”, ông Kim nói.
Hình ảnh của xác sinh vật lạ trôi dạt vào bờ biển Nga đã gây một cuộc tranh cãi trên xã hội nước này. Một người phỏng đoán: “Nó trông như một quái vật đột biến gen”. Một số người khác cho rằng nó là một con cá heo sông Hằng thường được tìm thấy trong các vùng nước ngọt của Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bangladesh.
Hình ảnh xác sinh vật lạ trôi dạt vào bờ biển Nga hồi đầu tháng 6/2015
Tuy nhiên, loài cá heo sông Hằng không có lông và chỉ phát triển dài tối đa 2,4 m, nhỏ hơn rất nhiều so với xác sinh vật trôi dạt vào bờ biển Nga. Hiện có khoảng 40 loài cá heo trên thế giới và loài lớn nhất là cá heo Orca, có thể phát triển dài tối đa 10m và thường được biết đến với tên cá heo sát thủ, báo Vietnamnet đưa tin.
Minh Thùy (T/h)
Phát hiện cua 'Người Tuyết' không mắt biết tự chăn nuôi