Trao đổi với báoPháp Luật TPHCMvào chiều 25/6,ắnlụcđuôiđỏcắnthaiphụtuầnởgiao hữu quốc tế u21 TS.BS Lê Quốc Hùng, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 24/6, khoa có tiếp nhận thai phụ bị rắn lục đuôi đỏcắn. Bệnh nhân T.T.H (sinh năm 1986 tại Bình Dương) có thai 14 tuần nhập viện trong tình trạng vết cắn sưng tấy, có biểu hiện rối loạn đông máu.
Sau khi được truyền huyết thanh kháng nọc, sức khỏe bệnh nhân đã tương đối ổn định, hiện đang được tiếp tục theo dõi tình trạng của thai nhi. “Chúng tôi sẽ siêu âm để đánh giá lại tình trạng thai nhi. Khó khăn nhất là vừa điều trị cho mẹ, vừa điều trị cho con”, BS Hùng nói.
BS Lê Quốc Hùng kiểm tra sức khỏe nạn nhân tại Đắk Nông bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Ảnh Infonet
Trước đó, khoa cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn chuyển đến từ Đắk Nông trong trạng thái sốc. Theo BS Lê Quốc Hùng, khi bắt đầu vào mùa mưa, đặc biệt sau những cơn mưa lớn, là thời điểm rắn xuất hiện nhiều và có nhiều ca bị rắn cắn.
Chỉ tính riêng trong 3 tuần của tháng 6/2015, đã có 111 trường hợp bị rắn cắn được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có 80 ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 800 – 1.000 ca rắn cắn, trong đó cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 8, theo thông tin trên báoInfonet.
BS Hùng cho biết, tùy từng loại rắn mà nạn nhân có các dấu hiệu khác nhau. Đối với nhóm rắn lục, bệnh nhân sẽ bị sưng đau, xuất huyết tại chỗ rắn cắn, sau đó có các dấu hiệu rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi trong cơ thể (chảy máu chân răng, chảy máu cam…), xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, sốc phản vệ và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thai phụ bị rắn lục cắn sẽ dẫn đến xuất huyết sau bánh nhau, dẫn đến dọa sảy thai, sinh non, nếu nhập viện trễ và rơi vào tình trạng nặng như xuất huyết không cầm, băng huyết và cũng có nguy cơ bị cắt tử cung.
Những khu vực dễ có rắn lục đuôi đỏ ở TPHCM là quận 9, quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn…
Đồng thời, BS Hùng cảnh báo, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng do sơ cứu không đúng cách. Các lỗi thường gặp nhất đối với nạn nhân bị rắn cắn là garo không đúng cách dẫn đến hoại tử các bộ phận cơ thể hoặc nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết do đến các thầy lang rạch vết rắn cắn, đắp lá…
Theo lời BS Hùng cho biết, khi bị rắn cắn, đầu tiên phải trấn an tinh thần nạn nhân, sau đó rửa vết thương bằng nước sạch và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong 6h đầu tiên sau khi bị rắn cắn, khả năng cứu chữa sẽ cao hơn, ít có biến chứng.
Minh Thùy (T/h)
Làm thế nào khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?