Quy định có 5 chương,ỉđạoPhòngchốngthamnhũngtiêucựctỉnhbanhànhquyđịnhvềkiểmtragiámsálochj thi đấu c1 18 điều. Trong đó, quy định chung về công tác KTGS; chủ thể, đối tượng, nội dung, trách nhiệm, thẩm quyển và hình thức, quy trình; trách nhiệm, thẩm quyền, mối quan hệ công tác của đoàn KTGS. Quy định được áp dụng đối với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Tỉnh ủy), đoàn KTGS của Ban Chỉ đạo; cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác KTGS của Ban Chỉ đạo.
Nội dung KTGS là việc lãnh, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN,TC; việc lãnh, chỉ đạo và thực hiện KTGS, thanh tra, xử lý các vụ việc; tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; việc giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo về tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực do cá nhân, tổ chức phát hiện, phản ánh, kiến nghị; các nội dung khác liên quan đến công tác PCTN,TC. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn KTGS theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo Quy định số 26-QĐ/BCĐ có 3 hình thức KT (KT thường xuyên, KT định kỳ, KT đột xuất) và 2 hình thức GS (GS thường xuyên, GS chuyên đề).
Đối với công tác KT, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện KT thường xuyên thông qua xem xét báo cáo tình hình, kết quả lãnh, chỉ đạo, thực hiện công tác PCTN,TC của cấp ủy, tổ chức Đảng, báo cáo kết quả KTGS, thanh tra; kết luận kiểm toán; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan chức năng; khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp làm việc với cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hàng năm, căn cứ tình hình, yêu cầu nhiệm vụ PCTN,TC và chương trình công tác, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xác định nội dung, đối tượng KT, xây dựng kế hoạch KT, tổ chức đoàn KT để triển khai, thực hiện về nội dung có thể KT toàn diện công tác PCTN,TC hoặc chỉ KT chuyên sâu, chuyên đề về một số nội dung trong công tác PCTN,TC. Việc KT đột xuất được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, tiêu cực; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực và các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với công tác GS, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện GS thường xuyên thông qua xem xét báo cáo tình hình, kết quả lãnh, chỉ đạo, thực hiện công tác PCTN,TC của cấp ủy, tổ chức Đảng; báo cáo kết quả KTGS, thanh tra; kết luận của kiểm toán; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan chức năng; khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; hoặc trực tiếp làm việc với cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về GS chuyên đề, căn cứ tình hình và yêu cầu nhiệm vụ PCTN,TC, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xác định nội dung, đối tượng GS, xây dựng kế hoạch giám sát, tổ chức đoàn giám sát để triển khai, thực hiện,.../.
Bùi Nghiêm - Lê Đức