当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【truc tiêp bóng đá】Tất bật ứng phó xâm nhập mặn

【truc tiêp bóng đá】Tất bật ứng phó xâm nhập mặn

2025-01-25 12:24:22 [Cúp C1] 来源:Empire777

Theấtbậtứngphxmnhậpmặtruc tiêp bóng đáo dự báo của ngành chức năng, nước mặn sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh từ đầu tháng 3 tới đây. Do vậy, chính quyền địa phương và người dân thành phố Vị Thanh đã và đang tất bật triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với nước mặn để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất và đời sống.

Ngành chức năng và người dân thành phố Vị Thanh đang tích cực triển khai các giải pháp để chuẩn bị ứng phó với hạn, mặn.  

Thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp

Thành phố Vị Thanh là một trong 2 địa phương của tỉnh thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn hàng năm. Do đó, mỗi khi mùa khô bắt đầu cũng là lúc các ngành, các cấp của thành phố lại tất bật với công việc ngăn mặn nhằm bảo vệ mùa màng cho người dân. Ông Hồ Hồng Lâm, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: Ngay từ đầu mùa khô (tháng 11-2016), Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thành phố (Ban chỉ huy) đã triển khai kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn đến các xã, phường trên địa bàn và thông báo đến người dân biết để có phương án phòng, chống mặn đạt hiệu quả. Đến thời điểm này, mọi công tác phòng, chống xâm nhập mặn theo kế hoạch được duyệt ban đầu đã được ngành và chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt để sẵn sàng ứng phó khi mặn về.

Theo đó, từ đầu tháng 11-2016 đến nay, các ngành có liên quan của thành phố đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng, chống xâm nhập mặn. Cách làm này nhằm giúp người dân hiểu và có thể tự phòng cho mình và giúp những người xung quanh khi xảy ra hạn và xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế thành phố còn phối hợp với các địa phương triển khai thi công 8 công trình nạo vét kênh thủy lợi nhằm trữ nước ngọt với khối lượng thực hiện 150.000m3. Gồm các tuyến kênh, như: Vị Bình, Ba Kéo, Bệnh Viện, Mương Lộ thuộc phường III và phương V; kênh Miếu Lộ của xã Hỏa Lựu; kênh Sông Lá thuộc xã Vị Tân. Tổng kinh phí thực hiện các công trình trên gần 4,5 tỉ đồng.

Ngoài thực hiện hai nhiệm vụ trên, Ban chỉ huy thành phố còn chỉ đạo cho Trạm Thủy lợi thành phố thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc để nắm tình hình xâm nhập mặn, từ đó có sự chủ động ngay từ khi nước mặn vừa xuất hiện. Theo đó, vào thời điểm này, cán bộ của Trạm Thủy lợi thành phố tiến hành đo nồng độ mặn 3 lần/tuần tại các điểm dọc theo tuyến sông Cái Lớn, Cái Tư và sông Nước Đục. Nhưng vào thời điểm nước mặn xâm nhập sâu sẽ tiến hành đo mặn mỗi ngày.

Ông Hồ Hồng Lâm, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết thêm: Song song với các công việc trên, hiện Ban chỉ huy còn tiến hành đi kiểm tra lại các hệ thống cống, đê bao, đập thời vụ và vận hành thử việc đóng, mở các nắp cống ngăn mặn trên địa bàn. Đồng thời, khuyến cáo người dân tu bổ bờ bao, nạo vét kênh mương nội đồng, lựa chọn thời điểm thích hợp để tích nước vào kênh mương, chủ động bơm tưới phù hợp cho từng loại cây trồng, vật nuôi, nhất là vào cao điểm của hạn, xâm nhập mặn. Khi độ mặn ở mức 2‰ sẽ tiến hành đóng cống, đập thời vụ không để nước mặn tràn vào nội đồng. Trước hết là đóng cống Kênh Lầu, Kênh Năm và các cống nhỏ trên tuyến đê bao ở ấp Thạnh Thắng và Thạnh An của xã Hỏa Tiến.

Người dân cùng đồng hành

Hiện nay, không chỉ có ngành chức năng triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn mà người dân trên địa bàn thành phố cũng đang tất bật các biện pháp để cùng đồng hành với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ mùa màng của gia đình. Đang kiểm tra nước trong mương vườn đối với 3 công quýt của gia đình, bà Trương Thị Diện, ở ấp Mỹ Một, xã Hỏa Lựu, cho hay: “Năm rồi, nước mặn về sớm không kịp trở tay nên không đủ nguồn nước ngọt tưới cho cây quýt trong những tháng mùa khô, từ đó cây bị kiệt sức rất nhiều. Rút kinh nghiệm, những ngày qua, hôm nào thấy nước lớn là tôi và các nhà vườn nơi đây đều tranh thủ đưa nước vào mương để trữ lại. Hiện mùa xâm nhập mặn sắp bắt đầu nên công việc này rất cần thiết trong lúc này”.

Còn ông Nguyễn Văn Hùng, ở cùng ấp Mỹ Một, mấy ngày qua đã cho máy kobe vào nạo vét lại một số mương chính để trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho gần 1ha mía của gia đình. Ông Hùng chia sẻ: “Hàng năm, vùng này thường bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn, nhưng năm nay được ngành chức năng làm đập thời vụ ở đầu kênh Rạch Gốc nên những hộ sản xuất bên trong cảm thấy an tâm. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây mía vào những tháng mùa khô, tôi sẽ trữ nước ngọt đầy mương sẵn sàng ứng phó với hạn, mặn”.

Qua quan sát của chúng tôi, hiện không riêng gì ông Hùng mà tất cả người dân trồng mía nơi đây đều thực hiện những công việc trữ nước ngọt, như: vệ sinh cỏ dại sạch sẽ trong mương, nạo vét sình để tạo độ sâu… Đồng thời, trao đổi với cán bộ khuyến nông trong việc thực hiện những công việc chăm sóc mía phù hợp vào những tháng hạn, mặn.

Theo thống kê của ngành chức năng thành phố, trên địa bàn có 4 loại cây trồng thường chịu ảnh hưởng lớn của tình hình xâm nhập mặn là lúa, mía, cây ăn trái và rau màu các loại. Để chăm sóc tốt các loại cây trồng, hạn chế thiệt hại do hạn, mặn, ngành chức năng thành phố khuyến cáo: đối với cây trồng trên cạn, vào mùa khô và khi chưa xảy ra xâm nhập mặn thì bà con nông dân cần tưới nước thường xuyên, đồng thời sử dụng cỏ khô, lá mía phủ lên để giữ bề mặt đất được ẩm. Khi độ mặn cao, cần cân đối lượng nước trong mương vườn mà sắp xếp thời gian tưới cho phù hợp, có thể sử dụng biện pháp tưới phun sinh học nhằm tăng khả năng chịu đựng cho cây trồng trong điều kiện hạn, mặn…  

Từ việc triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống hạn, mặn của ngành chức năng, cộng với sự chủ động của người dân, tin rằng, mùa xâm nhập mặn tới đây sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh.

Qua thống kê sơ bộ của ngành chức năng thành phố Vị Thanh, trong đợt xâm nhập mặn tới đây, ước tính toàn thành phố sẽ có gần 2.400ha cây trồng và rau màu bị ảnh hưởng. Trong đó, lúa Đông xuân 2016-2017 khoảng 430ha, cây ăn trái khoảng 419ha, cây mía khoảng 1.500ha và rau màu các loại khoảng 46ha.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读