Các chiến sỹ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Kon Tum) hỗ trợ người dân lấy dấu vân tay khi làm căn cước công dân. Ảnh:Khoa Chương/TTXVN
Theườidâncầnlàmgìkhibỏhộkhẩugiấytừngànhận định bóng đá u19 hôm nayo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội: Hiện nay, lực lượng Công an đã làm được 76 triệu căn cước công dân gắn chíp điện tử, số còn chưa làm rất ít.
"Chúng tôi mong muốn người dân ủng hộ đẩy nhanh tiến độ làm căn cước công dân theo đúng kế hoạch. Chúng tôi rất sẵn sàng làm căn cước công dân cho bất cứ người dân nào chưa được làm", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.
Trước đó, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện một số nội dung để triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú thống nhất, đồng bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022).
Để việc triển khai thực hiện quy định của Luật cư trú thống nhất, đồng bộ, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng hướng dẫn các bộ ngành các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Theo đó, các cơ quan Nhà nước có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú của công dân.
Khi công dân xuất trình thẻ căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân.
TheoBáo Tin tức