【bxh ha lan 2】Giải pháp duy trì tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 09:01:29 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:172次

Hiện tỷ lệ giải ngân vốn viện trợ nước ngoài,ảiphápduytrìtăngtrưởngdươngtrongbốicảnhdịchbệ<strong>bxh ha lan 2</strong> ước tính sau 3 tháng đầu năm 2021, mới đạt 0,66%.

Hiện tỷ lệ giải ngân vốn viện trợ nước ngoài, ước tính sau 3 tháng đầu năm 2021, mới đạt 0,66%.

Tăng tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư công và vốn nước ngoài

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, GS. TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Việt Nam cho rằng, bên cạnh một chính sách kinh tế cởi mở và tự do như năm trước – điều quan trọng là cân bằng tất cả các yếu tố liên quan trong khủng hoảng Covid-19, bao gồm sức khỏe của xã hội và sức khỏe của nền kinh tế quốc gia.

Theo người đứng đầu FNF Việt Nam: “Trong ngắn hạn (tức là quý này), đợt dịch thứ tư là chuyện đã rồi. Chúng ta cần chấp nhận rằng, làn sóng Covid-19 này có thể để lại ảnh hưởng ít nhất là đến cuối tháng 6. Do đó, tốc độ tăng trưởng trong quý II/2021 không thể cao hơn, hay thậm chí bằng được quý I. Nhưng đó không phải lý do để quá lo lắng”.

Ông cho rằng, trước mắt, các tỉnh, thành phố có ca nhiễm mới cần tập trung các biện pháp y tế và phòng chống dịch. Cần tránh một lệnh cấm đối với tất cả các hoạt động du lịch cũng như phong tỏa hoàn toàn. Một số mối quan tâm trong ngắn hạn cần chú ý là: bong bóng trong thị trường bất động sản và chứng khoán, xuất phát từ lãi suất hay lợi nhuận (được cho là) thấp của các kênh đầu tư như vàng, tiền gửi ngân hàng, hay các kinh doanh tư nhân.

Chuyên gia này cho biết, khi tham khảo báo cáo của Công ty cổ phần tư vấn bất động sản DKRA Việt Nam, ông rất ngạc nhiên khi thấy, các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc tung ra các căn hộ đắt tiền có giá trên 50 triệu/m2 hơn là các căn hộ giá rẻ. Đối với chỉ số VN-Index, mức độ biến động rất cao. Nguyên nhân có thể là do dòng tiền từ những nhà đầu tư “nghiệp dư” mới, những người muốn kiếm lợi nhuận nhanh. Trong ngành ngân hàng, xu hướng này được gọi là “FOMO” – Fear of Missing Out hay hội chứng sợ bỏ lỡ. Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh trần nợ cho vay bất động sản và thị trường chứng khoán – một chính sách đáng ra nên được thực thi từ năm ngoái, khi Covid-19 lần đầu tiên tạo ra làn sóng hoang mang cho các nhà đầu tư cá nhân.

Trong trung hạn (tức là năm nay), giải pháp được GS. TS Andreas Stoffers đề xuất là cần tăng tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư công và vốn nước ngoài. Hiện tỷ lệ giải ngân vốn viện trợ nước ngoài, ước tính sau 3 tháng đầu năm 2021, mới đạt 0,66% do sự thiếu hụt từ phía các đơn vị tiếp nhận. Một số dự án đầu tư công lớn cũng đang phải điều chỉnh thủ tục đầu tư; chủ đầu tư đang tiến hành các công việc như xây dựng kế hoạch đấu thầu và thi công. Vấn đề này sẽ có nhiều tiềm năng hơn khi phía tư nhân được khuyến khích đầu tư vào thị trường vốn, cùng với tính minh bạch và cải thiện trong cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Việt Nam cũng nên tận dụng hơn nữa các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là trong hai quý cuối năm, khi theo xu hướng các năm trước xuất nhập khẩu có hướng tăng; cần khuyến khích tiêu dùng bằng cách tăng cường thương mại, phát huy chuỗi sản xuất trong nước và đảm bảo hiệu quả logistics. Trong mối liên kết này, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa hợp tác xã và nông dân, đơn vị xuất khẩu và siêu thị.

Doanh nghiệp giải quyết vấn đề theo kiểu “giàn giáo xây dựng”

Nhìn nhận vấn đề từ góc độ các giải pháp cho doanh nghiệp, TS. Abel Alonso - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT cho rằng, Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp đến một mức nào đó trong đại dịch này. Doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề với những gì sẵn có trong tay.

Theo TS. Alonso, ngay cả doanh nghiệp ở các nước phát triển cũng đang chật vật và không có giải pháp tức thì cho những vấn đề này. Doanh nghiệp cần trở nên linh hoạt hơn nữa và lên kế hoạch trước cho các cuộc khủng hoảng tương tự. Để thích ứng và phục hồi giữa đại dịch Covid-19, TS. Alonso gợi ý rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa (lực lượng chiếm phần lớn cộng đồng doanh nghiệp tại hầu hết các nước) nên giải quyết vấn đề theo kiểu “giàn giáo xây dựng”. Tương tự như cách lập giàn giáo xây dựng theo từng tầng một, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tồn tại qua từng ngày và dần dần nâng cao sức mạnh cho mình.

Theo ông, khi không có hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những nguồn lực hạn chế hiện có để duy trì khả năng thanh khoản và nên làm mới bản thân mình bằng cách đa dạng hóa sang các thị trường hay kênh bán hàng mới hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.

Thêm ý kiến về vấn đề này, GS. TS Andreas Stoffers cho rằng, không nên áp đặt hạn chế di chuyển quá mức cần thiết giữa các nơi. Theo ông, cần có một mức độ tự do trong khuôn khổ dành cho thương mại, sản xuất, hậu cần và kinh doanh. Ngoài ra, cần kết nối doanh nghiệp số hóa để thực thi số hóa kinh doanh ở các tỉnh; hoặc thuê tạm thời các dịch vụ làm việc trực tuyến cho các đơn vị kinh doanh. Đây có thể là sự hỗ trợ đắc lực trong thời điểm này với nhu cầu của doanh nghiệp. Cuối cùng là, thực thi các chính sách gia hạn khoản vay, nộp thuế,… như đã được thực hiện trong gói hỗ trợ năm 2020 của Chính phủ.

Tiếp tục các chính sách hỗ trợ có mục tiêu

Báo cáo mới đây của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) chỉ ra rằng, trong bối cảnh triển vọng tích cực dựa trên nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ, nền kinh tế trong nước phục hồi và dòng vốn đầu tư ổn định, tiếp tục chính sách hỗ trợ vẫn là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Việc hỗ trợ có mục tiêu cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần được tiếp tục và thường xuyên được xem xét về mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách này. Việc giải ngân các chương trình hỗ trợ một cách có mục tiêu và phù hợp sẽ giúp tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Chính phủ.

(Bài tuyên truyền thực hiện. Nghị quyết 84/NQ-CP ngày. 29/5/2020 của Chính phủ).

Thảo Miên

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接