Mở hơn và nhiều ngoại lệ
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13-11-2015 (sau đây gọi là Thông tư 23) thay thế Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15-7-2014 quy định việc NK máy móc,ângtuổithiếtbịđãquasửdụngthêmnămCònmộtsốđiểmchưathỏamãkết quả bóng đá monchengladbach thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Việc NK máy móc, thiết bị cũ đã “dễ thở” hơn khi Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra nhiều quy định khá linh hoạt. Theo đó, Thông tư 23 quy định: Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải đáp ứng tuổi thiết bị không quá 10 năm và đã được sản xuất phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và môi trường.
Như vậy, so với Thông tư 20, việc NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ tại Thông tư 23 đã “nới” hơn khi nâng tuổi thiết bị được phép NK thêm 5 năm.
Trước đó, Thông tư 20 quy định máy móc thiết bị đã qua sử dụng không thuộc danh mục máy móc cấm phải có thời gian sử dụng không quá 5 năm, có chất lượng còn lại với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên mới được NK. Đây cũng là quy định khiến cộng đồng DN phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến Thông tư này phải dừng thực hiện.
Một điểm đáng chú ý trong Thông tư 23 là đưa ra nhiều ngoại lệ. Cụ thể Thông tư 23 cho phép trường hợp ngoại lệ được phép NK các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ không phải đáp ứng các điều kiện của Thông tư nếu được “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Đặc biệt, Thông tư 23 cũng “mở” hơn Thông tư 20 khi nêu rõ: Trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn mức trần là 10 năm, nhưng “phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý”.
Thông tư 23 cũng lưu ý thêm rằng trong “trường hợp đặc biệt”, quy định về tuổi thiết bị cũng có thể được nới lỏng hơn nữa. Cụ thể, trường hợp thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá 10 năm nhưng DN cần thiết NK, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành xem xét, quyết định.
Phản ứng trái chiều
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về Thông tư 23, ông Nguyễn Công Tuấn, Chánh văn phòng Hiệp hội In Việt Nam tỏ ra hài lòng với các quy định tại Thông tư mới này. Các DN ngành in có lý do để hài lòng, bởi Thông tư 23 quy định rõ không áp dụng đối với những máy móc, thiết bị thuộc ngành in. Điều đó có nghĩa máy móc, thiết bị của ngành in khi NK không phải tuân thủ theo các quy định của Thông tư 23.
“Ngành in sẽ không phải áp dụng các quy định của Thông tư 23 khi nhập máy móc, trang thiết bị đã qua sử dụng. Thay vào đó, chúng tôi sẽ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 16/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn XNK hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm. Điều này phù hợp với các DN ngành in hơn” – ông Nguyễn Công Tuấn cho biết.
Hiệp hội In Việt Nam là một trong những đơn vị đã “đấu tranh” mạnh mẽ để được “thoát” khỏi quy định của Thông tư 23. Nhưng không phải DN nào cũng có được thắng lợi này. Khi Thông tư 23 ra đời, một chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phải thốt lên: “Chúng tôi góp ý nhiều mà không được tiếp thu mấy”.
Thực tế, hơn một tháng trước khi Thông tư 23 ban hành, VCCI đã có bản góp ý chi tiết dài tới 9 trang về dự thảo lần 9 (dự thảo cuối cùng của Thông tư 23) gửi đơn vị soạn thảo là Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). So sánh dự thảo lần 9 với Thông tư 23 đã được ban hành, có thể thấy không có nhiều điểm thay đổi đáng kể nào dù đã được VCCI và nhiều DN góp ý.
Chẳng hạn, với quy định về trường hợp ngoại lệ là được “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép”, VCCI đã từng góp ý rằng: Ngoại lệ này đã không dự liệu về phạm vi các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được phép NK theo diện này cũng như không có tiêu chí để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép NK. Sự thiếu vắng quy định giới hạn về ngoại lệ này có thể dẫn đến nguy cơ cơ chế kiểm soát việc NK các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong Thông tư bị “gặm nhấm” và tạo ra dư địa cho sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh doanh có nhu cầu NK loại hàng hóa này. Do đó, VCCI kiến nghị quy định rõ phạm vi, điều kiện và tiêu chí cho các trường hợp ngoại lệ không phải đáp ứng điều kiện tại Thông tư theo cho phép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nhưng góp ý quan trọng này đã bị bỏ qua.
Đối với “trường hợp đặc biệt”, “bất khả kháng” không phải áp dụng Thông tư 23, VCCI cũng đã thắc mắc: “Thủ tục để DN đề nghị có trường hợp ngoại lệ này như thế nào? Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa vào tiêu chí nào để xem xét quyết định cho phép hay không? Những trường hợp nào được cho là bất khả kháng trong trường hợp này? Cuối cùng, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ để đảm bảo thuận lợi khi thực hiện”.
Song thực tế, Thông tư 23 được ban hành mà không có quy định nào rõ hơn về vấn đề này.
Chia sẻ với phóng viên, đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam - một trong các đơn vị tích cực góp ý cho Thông tư này không giấu khỏi sự thất vọng khi Thông tư 23 ban hành. Hiệp hội Giấy và Bột giấy đã kiến nghị cơ quan soạn thảo không ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 20 và nếu bắt buộc phải ban hành thì đưa ngành giấy vào diện không phải áp dụng Thông tư này. Nhưng thực tế đã không như ý muốn của Hiệp hội này.
“Các cơ quan Nhà nước rất ít khi tiếp thu các kiến nghị, phản ánh. Được đề nghị góp ý về dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20, trách nhiệm của chúng tôi là phải có văn bản trả lời. Chúng tôi góp ý vì cái chung, thế nhưng họ không tiếp thu” – đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy chia sẻ.