Trong công văn số 121/PVTM-P3 gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ngày 28/2 vừa qua,ênđơnMỹyêucầuđiềutrachốnglẩntránhthuếvánétỷ lệ anh Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 25/2, Cục này nhận được thông tin về việc Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm bị yêu cầu điều tra là mặt hàng gỗ dán cứng (hardwood plywood) có mã HS theo phân loại của Hải quan Mỹ. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nói trên sang Mỹ là 309 triệu USD, tăng khoảng 950% so với năm 2016. Nguyên đơn cho rằng sau khi áp thuế với mặt hàng của Trung Quốc, các nhà sản xuất của Trung Quốc đã chuyển các phần của sản phẩm này sang Việt Nam để thực hiện việc lắp ráp và tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ. Nguyên đơn cũng cáo buộc, các nhà máy lắp ráp sản phẩm gỗ dán cứng tại Việt Nam và nhà máy sản xuất tại Trung Quốc là các công ty liên kết, thực hiện hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc. Dựa trên cáo buộc này, nguyên đơn đề nghị DOC khởi xướng điều tra, xác định tồn tại hành vi lẩn tránh và áp dụng biện pháp trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện. Thêm vào đó, nguyên đơn cũng yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp với tất cả các nhà xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc của Việt Nam. Được biết, tháng 1/2018, DOC đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp lên các sản phẩm gỗ dán cũng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 183,36%; mức thuế chống trợ cấp là 22,98% - 194,9%. Sau khi sản phẩm này bị áp thuế, DOC tiếp tục điều tra, xác định việc các nhà sản xuất của Trung Quốc đã thực hiện hành vi lẩn tránh thông qua việc thay đổi sản phẩm để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ hay không. Tháng 11/2019, DOC khẳng định việc nhập khẩu sản phẩm gỗ dán mềm (softwood plywood) với lớp vỏ dán đang lẩn tránh biện pháp áp dụng với sản phẩm gỗ dán cứng. Sau khi sản phẩm gỗ dán cứng bị áp thuế, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi nhanh chóng, từ khoảng 800 triệu USD năm 2018 xuống còn khoảng 300 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam tăng lên nhanh chóng, từ 63 triệu USD năm 2017 lên 187 triệu USD năm 2018 và 309 triệu USD năm 2019. Trước đó, một vụ việc liên quan khác là tháng 10/2019, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tạm thời đối với sản phẩm gỗ dán của doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở kết luận sơ bộ cho rằng có bằng chứng xác thực để nghi ngờ hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng cho hàng hóa của Trung Quốc. Hiện, DOC vẫn đang xem xét có chấp nhận đơn kiện và khởi xướng điều tra của phía nguyên đơn hay không. Trong trường hợp bị xác định là lẩn tránh thuế, DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với mức thuế mang tính trừng phạt rất cao (mức cao nhất áp dụng với hàng hóa của Trung Quốc) và có hiệu lực tại thời điểm khởi xướng. Xung quanh câu chuyện ván ép Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết, thực tế, các đơn vị quản lý nhà nước đã sớm có cảnh báo về việc nguồn gốc sản phẩm ván ép, nguy cơ dịch chuyển các nhà máy sản xuất ván ép từ Trung Quốc sang Việt Nam để né thuế từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. "Năng lực sản xuất ván ép của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng con số xuất khẩu không thể tăng đột biến như vậy được. Đây là điều đáng lo ngại. Nếu việc điều tra, áp thuế thành hiện thực có thể ảnh hưởng đến sản xuất cũng như uy tín ngành gỗ Việt", ông Liêm nói.
|