【leipzig vs augsburg】Thành phố Hồ Chí Minh: Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm cơ khí
Lựa chọn sản phẩm chủ lực để phát triển ngành cơ khí - tự động hóa | |
TP Hồ Chí Minh: Thách thức xuất khẩu nửa cuối năm | |
TP Hồ Chí Minh: Tín hiệu khởi sắc từ hàng hóa xuất nhập khẩu |
TPHCM kỳ vọng sẽ gia tăng xuất khẩu sản phẩm cơ khí. Ảnh: L.T |
Xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp cơ khí
Cơ khí, máy móc và thiết bị điện là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp. Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, ngành cơ khí, máy móc và thiết bị trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng trong quý 1/2023, kim ngạch XNK của nhóm ngành máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác ước đạt 19,06 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành này chiếm 9,85 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam chủ yếu, gồm: Hoa Kỳ với 3,99 tỷ USD; EU với 1,46 tỷ USD; Trung Quốc với 701 triệu USD; Nhật Bản với 663 triệu USD. Tuy nhiên, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Hiệu quả đầu tư của toàn ngành còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò nền tảng cho phát triển công nghiệp. Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ̉ đã giúp công nghệ tự động hóa – robot hóa trở thành xu hướng, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Chính những điều này đã mang tới vị thế́ rất lớn cho lĩnh vực cơ khí, máy móc và thiết bị, đặc biệt là ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Do tác động của kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu của TPHCM trong nửa đầu năm 2023 đang giảm mạnh, TPHCM đang cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực sản xuất để gia tăng xuất khẩu mặt hàng sản phẩm ngành cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số- vốn là thế mạnh của thành phố. TPHCM đang tổ chức tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số năm 2023 quy tụ hơn 40 doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành: Cơ khí, máy móc, thiết bị điện và công nghệ số, logistics hỗ trợ cho ngành sản xuất cơ khí và thiết bị điện; giải pháp lưu kho, nhà xưởng… Trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh, Công ty TNHH Máy Thép Việt, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xây dựng Điện Bích Hạnh, Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ Idea… Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM cho biết, các sản phẩm được các doanh nghiệp lựa chọn trưng bày trong chương trình này là các sản phẩm uy tín, chất lượng với mẫu mã đẹp và kỹ thuật cao, ứng dụng công nghệ số và tự động hóa.
Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thị trường, TPHCM cũng đang triển khai tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến vay vốn sản xuất; tạo thuận lợi tiêu thụ hàng hóa... để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong nửa cuối năm và những năm tiếp theo.
Đáp ứng tiêu chí để vào chuỗi cung ứng
Cùng với việc hỗ trợ của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cơ khí, điện cũng đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chí để gia nhập chuỗi cung ứng. Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, ESG (môi trường, xã hội và quản trị) là chìa khóa quan trọng trong quá trình dịch chuyển tất yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt nỗ lực trong giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ESG tại doanh nghiệp gặp một số khó khăn. Thứ nhất, song hành với ESG có các bộ tiêu chuẩn khác đang được các tổ chức đánh giá sử dụng nên doanh nghiệp khó lựa chọn áp dụng. Thứ hai, chi phí nguồn lực của doanh nghiệp Việt còn yếu. Nhiều doanh nghiệp mong muốn phát triển theo hướng bền vững song còn bị hạn chế về công nghệ sản xuất cũ, chưa thể thay thế ngay công nghệ mới.
Ông Huỳnh Thanh Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty LeanWares cho biết, xu hướng các xưởng gia công ở Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt tiếp cận nguồn đầu tư từ các nước.
Tương tự, bà Trần Quỳnh Hương, Quản lý dự án chuỗi cung ứng Source of Asia cho rằng, hiện nay, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành điện tử Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia, như: Samsung, Foxconn, Intel, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất điện, điện tử hàng đầu trong thập kỷ qua về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng mới ở mức độ nhỏ lẻ là gia công bán thành phẩm và gia công linh kiện. Tuy vẫn còn những thử thách để tiến sâu vào các thị trường khó tính, chuỗi cung ứng của Việt Nam trong ngành điện, điện tử đang dần được tối ưu hóa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đang đối mặt với thách thức phải đạt các tiêu chuẩn xanh, trong đó có ESG, vì những công ty đa quốc gia đã có cam kết đến năm 2030 chuỗi cung ứng của họ sẽ đạt phát thải cacbon bằng 0. Nếu doanh nghiệp Việt muốn chen chân vào chuỗi cung ứng đó, hoặc muốn trở thành công ty vệ tinh của các công ty đa quốc gia bắt buộc thay đổi, tiến hành ESG càng sớm càng tốt.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp ngành hàng dệt may, gỗ... đang khó khăn do thiếu đơn hàng, nhưng vẫn sản xuất để tồn kho, chưa kể công nợ của khách hàng kéo dài, lãi vay cao. Vì vậy, doanh nghiệp nào không đủ tài chính dự phòng sẽ khó khăn duy trì kinh doanh. Do đó, để làm ESG không dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực rất lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh”- ông Huỳnh Thanh Trung phân tích.
Theo Bộ Công Thương, để xuất khẩu được sang các thị trường lớn như hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp lớn nội địa có tiềm lực mạnh là rất quan trọng, mang tính dẫn dắt. Bởi lẽ, với những doanh nghiệp lớn như vậy mới có đủ nguồn tài chính để đầu tư công nghệ, chuẩn hóa sản phẩm từ nguyên liệu, sản xuất đến giá thành và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến phân phối. Đặc biệt, phải tập trung sản xuất hàng loạt, tự động hoá nhưng theo yêu cầu riêng lẻ của khách hàng quốc tế là vô cùng cần thiết. Để xuất khẩu sản phẩm cơ khí vào những thị trường lớn thì điều đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền thiết bị, phải sản xuất ra sản phẩm mẫu, sau đó đưa sản phẩm cho phía đối tác kiểm tra. Nếu đối tác thấy sản phẩm hợp lý, mới tiến đến sản xuất hàng loạt.