您现在的位置是:La liga >>正文

【thứ hạng của seattle sounders fc】CEO Việt kiều bày cách tăng xuất khẩu gỗ, gạo, thuỷ sản... sang Mỹ

La liga881人已围观

简介Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USDNông, thủy sản nhiều tiềm năng xuất khẩu ...

Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
Nông,ệtkiềubàycáchtăngxuấtkhẩugỗgạothuỷsảnsangMỹthứ hạng của seattle sounders fc thủy sản nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật trong 2022
Xuất khẩu thủy sản: Điểm sáng nhìn từ góc độ thị trường
3507-go
Xuất khẩu những nhóm hàng tiềm năng như đồ gỗ, thủy sản, gạo, cà phê, rau quả sang Mỹ hiện vẫn còn khiêm tốn. Ảnh: Nguyễn Thanh

Theo bà Jolie Nguyễn, CEO Công ty LNS US LLC (Mỹ), “xứ cờ hoa” là một thị trường khổng lồ với 333 triệu dân.

Thị trường này đòi hỏi chất lượng, tiêu chuẩn dành cho sản phẩm nhập khẩu cao, thực phẩm và dược phẩm đều được kiểm soát bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Thị trường này cũng có tính nhất quán trong các sản phẩm và là một “sân chơi” lớn với tính chất cạnh tranh cao, công bằng.

“Việc Trung Quốc đang dần bị loại ra khỏi thị trường Mỹ là cơ hội lớn cho Việt Nam do sức mua của thị trường Mỹ đang rất lớn, giá cả đang có xu hướng tăng. Ngoài ra, nhu cầu và tập quán tiêu dùng đa dạng, môi trường và chính sách rất thuận lợi”, bà Jolie Nguyễn nhận định.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt kim ngạch 100 tỷ USD, tăng 22,2% so với năm 2021.

Riêng với nhóm hàng nông sản, Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 11,9 tỷ USD, chiếm 27,5% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các thị trường.

Tuy nhiên, những nhóm hàng tiềm năng như đồ gỗ, thủy sản, gạo, cà phê, rau quả vẫn còn khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội và nên tận dụng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thời gian tới.

Khẳng định nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản nhiệt đới từ Việt Nam của Mỹ ngày càng gia tăng, song bà Jolie Nguyễn cũng khẳng định, thị trường Mỹ có tiêu chuẩn cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu.

Chia sẻ sâu hơn về những thách thức trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ, bà Jolie Nguyễn nêu rõ: Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Mexico… Thị trường nông sản của Mỹ cũng rất mạnh dù chỉ có 17% người dân làm nông nghiệp.

"Nền nông nghiệp Mỹ được áp dụng công nghệ cao, cải tiến làm giảm số lượng lao động trực tiếp nhưng tăng chất lượng và sản lượng. Việt Nam hiện đang gặp khó khăn trong việc bảo quản suốt quá trình vận chuyển vì địa lý xa, không giữ được chất lượng nguyên vẹn ban đầu, đặc biệt là mặt hàng tươi không giữ được độ tươi lâu và bị giảm chất lượng", CEO Công ty LNS US LLC chia sẻ.

Theo đó, bà Jolie Nguyễn cho rằng, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ luật tiểu bang, liên bang và các quy định riêng của ngành tại thị trường Mỹ. Trước khi bước vào thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật đầy đủ, đặc biệt thị trường ngách, định vị mình và đánh giá đúng tiềm năng sản phẩm của mình trên thị trường để ổn định.

“Nếu không thể tự mình phát triển thị trường với thương hiệu riêng, các doanh nghiệp có thể tham gia vào một hệ thống phân phối có sẵn, theo quy chuẩn của nhà phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp nên tìm hiểu các đối tác chiến lược, các thỏa thuận, hiệp định quốc gia cho các dòng sản phẩm để nhận ưu đãi thuế quan và thủ tục”, bà Jolie Nguyễn thông tin thêm.

Theo bà Amy Nguyễn, CEO Công ty Dragonberry Produce (Mỹ) (doanh nghiệp có nhiều năm xuất khẩu trái cây vào thị trường Mỹ-PV), xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ phải tính đến chuyện 5-10 năm, rất khó để trong một thời gian ngắn có thể đứng vững tại thị trường này.

Hơn nữa, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải thường xuyên, liên tục để đảm bảo sản phẩm không bị vượt ngưỡng cho phép các loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Cùng với đó, công nghệ bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất cũng cần được nghiên cứu, nâng cấp để hàng hoá có thể vận chuyển bằng đường biển thay cho đường hàng không như hiện nay nhằm giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Xu hướng mua sắm online đã trở nên rất phổ biến, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các kênh thương mại điện tử lớn như Amazon để quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tạo sự khác biệt cho sản phẩm thông qua chiến lược thiết kế, công tác đánh giá và marketing sản phẩm để làm cho thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp nổi trội hơn hẳn so với các thương hiệu khác trong cùng loại mặt hàng”, bà Amy Nguyễn nói.

Tags:

相关文章