Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần,ồnhànghóatếtdồidàogiácảbảođảmbìnhổkết quả bóng đá giao hữu u23 với việc triển khai các chương trình bình ổn giá, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, hiện tại các doanh nghiệp (DN) bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.
Các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp tết đang được các siêu thị hối hả chuẩn bị để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng
Theo dõi sát tình hình thị trường
Trong năm 2023, giá điện, xăng dầu có nhiều biến động kéo theo việc tăng giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào khác, điều này tiếp tục gây ra thách thức cho giá thành sản phẩm. Do vậy, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vẫn ở mức cao và tạo áp lực lên năng lực chi tiêu cá nhân. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường (BOTT), dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024 sắp đến luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành công thương.
Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, từ cuối tháng 9 đến nay, Sở Công thương luôn chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, xây dựng kế hoạch BOTT sát với nhu cầu thực tế. Theo đó, Sở Công thương đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất sản phẩm phục vụ tết có kế hoạch bảo đảm nguồn cung đúng, đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các đơn vị tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp (DN) tổ chức các hội chợ tết phục vụ nhân dân, tiếp nhận, hướng dẫn các đơn vị tổ chức các chương trình khuyến mại...
Hiện các đơn vị, DN đã chuẩn bị hàng hóa trị giá trên 11.602 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh) để phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trong đó giai đoạn trước, trong và sau tết khoảng 2.258 tỷ đồng. Theo bà Phan Thị Khánh Duyên, Phó Giám đốc Sở Công thương, đến thời điểm hiện tại, 9 huyện, thị, thành phố đã xây dựng tốt kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ tết. Hầu hết các đơn vị đều có mức tăng giá trị đầu tư nguồn hàng dự trữ. Tùy từng mặt hàng có sức tiêu thụ cao - thấp, các DN có mức đầu tư tỷ lệ nguồn hàng tương ứng.
Ngoài ra, Sở Công thương cũng kết nối với các tỉnh, thành lân cận, chủ động tạo nguồn cung dự phòng hàng hóa bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời, đôn đốc DN đầu mối, siêu thị, đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia cung ứng, phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Tất cả luôn trong tư thế sẵn sàng tăng sản lượng trong tình huống khẩn cấp, sẵn sàng bán hàng lưu động đến nơi thiếu hàng cục bộ; kiên quyết không để tình trạng thiếu hàng hóa, mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống.
Ưu tiên hàng Việt
Trong không khí tất bật khởi động mua sắm của những ngày cuối năm 2023, hiện rất nhiều các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu sử dụng cao đang được DN sản xuất hối hả đưa đến các hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh. Là đơn vị hoạt động mạnh trong lĩnh vực thương mại, Co.opmart đã sớm triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 một cách đồng bộ để đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc Co.opmart Chợ Đình, nhằm tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, siêu thị đang tích cực chuẩn bị, vận chuyển liên tục nguồn hàng về kho Bình Dương phục vụ người tiêu dùng. Theo đó, nguồn hàng dự trữ của siêu thị từ các đơn vị trực ký hợp đồng và đã có uy tín trên thị trường, như: Gạo Sóc Trăng, hạt điều rang, rượu vang Đà Lạt, thực phẩm Vissan… Đặc biệt còn có các sản phẩm đặc trưng vùng miền, như: Bưởi Bắc Tân Uyên, Bạch Đằng; miến dong, bún khô, mìgạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La, Yên Bái, Hà Giang… Nhằm hỗ trợ DN quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống siêu thị Co.opmart đã kết hợp nhiều dòng sản phẩm của các thương hiệu Việt và nhãn hàng riêng của Saigon Co.op đáp ứng đủ mọi phân khúc tiêu dùng. Đặc biệt, còn dành riêng một khu vực để các DN, cơ sở sản xuất giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Tương tự, bà Đỗ Thúy Vân, Giám đốc siêu thị Winmart Mỹ Phước, cho biết hiện tại để bảo đảm nhu cầu cho người dân Bình Dương, 2 siêu thị của đơn vị gồm Winmart Mỹ Phước (TX.Bến Cát) và Winmart Dĩ An 1 (TP.Dĩ An) đã chuẩn bị xong lượng hàng cung ứng, tổng lượng hàng dự trữ ước đạt giá trị trên 20 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm lượng hàng hóa tham gia BOTT trên địa bàn tỉnh như gạo, thịt heo, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo…
Ngoài ra, Winmart còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng như măng, miến, mộc nhĩ và các loại quả, hạt khô, đồ gia dụng… “Điều quan trọng là phương thức phục vụ, ngoài việc sẽ tiếp tục bán hàng bình ổn tại siêu thị, Winmart tăng cường bán hàng lưu động, trực tuyến thông qua các ứng dụng thương mại điện tử như website online, group, fanpage, web, Zalo. Siêu thị cam kết hàng hóa luôn đầy đủ, chất lượng cao nhất cho người dân”, bà Đỗ Thúy Vân cho biết.